Lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định có gì hấp dẫn? Kinh nghiệm du lịch Đền Trần chi tiết

Đền Trần là một trong những điểm du lịch tâm linh bậc nhất miền Bắc vào dịp đầu xuân năm mới. Trong đó, lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định là minh chứng hào hùng cho một giai đoạn lịch sử vàng son, hưng thịnh của dân tộc. Cùng khám phá lễ hội đặc biệt này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Đôi nét về Đền Trần Nam Định

Nằm trên đường Trần Thừa thuộc thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, Nam Định, Đền Trần được ví như kinh đô thứ 2 của Đại Việt sau kinh thành Thăng Long. Nơi đây ghi lại nhiều dấu tích về một thời vẻ vang của triều đại nhà Trần.

Tiền thân của di tích Đền Trần là phủ Thiên Trường bao gồm Đền Thiên Trường (Đền Thượng), Đền Cố Trạch (Đền Hạ) và Đền Trùng Hoa. Trước đền là hệ thống cổng ngũ môn và một hồ nước trong vắt hình chữ nhật. Khi quân Mông xâm lược lần thứ nhất năm 1258, vua Trần Thái Tông ban bố quân lệnh thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống” tại kinh thành Thăng Long, rút lui về phủ Thiên Trường nhằm đoàn kết sức mạnh toàn dân chống giặc. 

Tiền thân của di tích Đền Trần Nam Định là phủ Thiên Trường
Tiền thân của di tích Đền Trần Nam Định là phủ Thiên Trường

Năm đó, quân Nguyên Mông bị đánh bại, tại đây, nhà vua đã mở tiệc ăn mừng và ban thưởng cho quan quân có công lớn trong cuộc chiến. Về sau cứ vào ngày 14 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, vua Trần lại tổ chức nghi lễ khai ấn, cúng tế đất trời, tổ tiên. Lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định cũng vì thế mà được giữ gìn và duy trì cho đến tận ngày nay.

Vào khoảng thế kỷ 15, phủ Thiên Trường bị quân Minh tàn phá. Sau này, người dân dựng lại từ nền phủ xưa thành khu di tích Đền Trần Nam Định. Đồng thời tổ chức lễ khai ấn hằng năm bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ công lao bảo vệ đất nước của 14 vị vua Trần, cầu mong điều tốt lành. Ngoài ra, vào tháng 8 tại đây còn tổ chức Hội Đền thu hút khách du lịch bốn phương về tham dự.

Phương tiện di chuyển đến Đền Trần Nam Định

Cách Hà Nội hơn 80km với thời gian 2 giờ đồng hồ ngồi trên xe, Đền Trần Nam Định nằm ngay sát Quốc lộ 10 thoáng đẹp. Du khách đến đây có thể dễ dàng lựa chọn phương tiện di chuyển khác nhau từ phương tiện cá nhân đến phương tiện công cộng. 

Xe máy

Di chuyển bằng xe máy, bạn đi theo tuyến đường tương tự với ô tô riêng hoặc đi qua cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Phủ Lý, Hà Nam – Thái Bình – Nam Định. Lợi thế của việc đi xe máy đó là bạn được chiêm ngưỡng cảnh đẹp 2 bên đường tới di tích Đền Trần Nam Định. Đường không khó đi nên bạn có thể yên tâm chọn xe máy để di chuyển. 

Đường tới Đền Trần không khó đi nên bạn có thể yên tâm chọn xe máy để di chuyển
Đường tới Đền Trần không khó đi nên bạn có thể yên tâm chọn xe máy để di chuyển

Ô tô riêng

Nếu có ô tô riêng bạn hoàn toàn có thể tự lái xe đến lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định theo hướng cao tốc Hà Nội – Ninh Bình – thành phố Nam Định – Quốc lộ 10 –  Đền Trần. Bên cạnh đó cũng có dịch vụ cho thuê xe ô tô 4 đến 50 chỗ theo nhu cầu nếu bạn muốn. 

Xe khách

Đây là phương tiện di chuyển lý tưởng cho bạn khi tới Đền Trần Nam Định vào những ngày se lạnh của tiết trời miền Bắc. Từ Hà Nội có rất nhiều hãng xe khách tới Đền Trần tại bến xe Mỹ Đình, Nước Ngầm hoặc Giáp Bát như Phương Trang, Hoàng Nam… 

Xe dừng ngay Big C Nam Định, sau đó bạn bắt xe ôm hoặc đi bộ tới đền. Giá vé xe khách dao động từ 70.000 đến 120.000 đồng/lượt, mùa lễ hội giá sẽ có sự chênh lệch từ 10.000 đến 20.000 đồng/người. 

Xe khách là phương tiện di chuyển lý tưởng cho bạn khi tới Đền Trần Nam Định vào những ngày se lạnh của tiết trời miền Bắc
Xe khách là phương tiện di chuyển lý tưởng cho bạn khi tới Đền Trần Nam Định vào những ngày se lạnh của tiết trời miền Bắc

Với những du khách đi xe Limousine, một số hãng cho bạn tham khảo đó là X.E Viet Nam, Phúc Lộc Thọ Limousine… Không gian xe hiện đại, sạch sẽ, thoải mái đưa đón tận nơi với mức giá khoảng 150.000 đồng/lượt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể di chuyển bằng tàu lửa tới Đền Trần Nam Định từ ga Mỹ Đình. Khách du lịch ở xa trong Sài Gòn muốn tham gia lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định thì đi máy bay ra Hà Nội, sau đó bắt xe khách hoặc di chuyển bằng phương tiện cá nhân là phương án hợp lý nhất. 

Lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định có gì hấp dẫn?

Nguồn gốc thiêng liêng

Lễ khai ấn Đền Trần bắt nguồn vào năm 1239 tại phủ Thiên Trường, ban đầu chỉ là nghi thức tế lễ tiên tổ, tổ chức tiệc chiêu đãi và nhận chức của quan quân có công với triều đình. Sau một thời gian dài bị gián đoạn do kháng chiến chống quân Nguyên Mông đến năm 1262, Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã cho mở lại và lưu truyền đến tận ngày nay.

Ý nghĩa tâm linh

Tập tục khai ấn trong lễ hội Đền Trần tại Nam Định là nét văn hóa mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Đây không chỉ là nghi thức đặc trưng của vương triều Trần mà còn gắn liền với dấu mốc lịch sử hào hùng 3 lần phá tan đạo quân Nguyên Mông xâm lược. 

Lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định giáo dục con cháu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông gấm vóc
Lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định giáo dục con cháu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông gấm vóc

Người dân tưởng nhớ đến công lao ấy làm lễ tế đất trời, tiên tổ bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn và tri ân đến 14 vị vua Trần cùng các quan văn võ. Đồng thời giáo dục con cháu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông gấm vóc. 

Bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn tượng trưng cho sự ban phúc lành, răn dạy con cháu trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất, làm việc thiện tích đức để được hưởng lộc bền vững. Đấy chính là ý nghĩa thâm sâu của việc ban ấn mà nhiều người vẫn lầm tưởng là để thăng quan tiến chức.

>> Xem thêm:

Thời gian tổ chức 

Lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định diễn ra trong 2 ngày 14 và 15 tháng Giêng Âm lịch hằng năm với sự tham gia của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Tối ngày 14 là thời gian diễn ra nghi thức rước hòm từ nội cung qua Đền Cổ Trạch tới Đền Thiên Trường.

Ngay sau đó là lễ khai ấn đúng giờ Tý, các cụ cao niên cùng đại diện Nhà nước thực hiện đóng dấu khai ấn. Đền Trần mở cửa cho du khách vào bái lễ, dâng hương ước nguyện bình an, thịnh vượng trong năm mới, chính thức phát ấn từ 5 giờ sáng ngày Rằm tháng Giêng.

Nghi thức khai ấn tại lễ hội Đền Trần Nam Định
Nghi thức khai ấn tại lễ hội Đền Trần Nam Định

Sáng ngày 16 tháng Giêng, lễ tế cá được tổ chức tại Đền Thiên Trường. Người ta sẽ dùng 2 loại cá là cá quả và cá chép ứng với hai vị tổ họ Trần là Trần Kinh và Trần Lý. Cá đem tế đặt trong thùng được nước sơn đỏ từ sáng sớm tới trưa rồi phóng sinh ra sông Hồng. 

3 di tích nhất định phải ghé khi tới lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định

Đền Trần linh thiêng sở hữu kiến trúc độc đáo, tinh xảo của 3 ngôi đền khung gỗ, nền lát gạch mát, mái lợp ngói cổ xưa.

Đền Thiên Trường

Có dịp du lịch lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định là cơ hội để du khách ghé qua Đền Thiên Trường hay còn được gọi là Đền Thượng. Tọa lạc tại vị trí trung tâm Đền Trần, đền được xây trên nền Thái Miếu và cung Trùng Quang trước kia là nhà thờ tộc họ Trần. 

Hệ thống kiến trúc Đền Thiên Trường bao gồm Tiền Đường, Trung Đường, Chính Tẩm và Thiêu Hương. Khu vực Tiền Đường có 5 gian là nơi đặt bài vị của quan quân có công với triều Trần. Khu vực Trung Đường đặt 14 bài vị của các vị vua nhà Trần. Chính Tẩm chia làm 3 gian với bài vị của 4 vị thủy tổ đời Trần và các  hoàng phi, chính thất phu nhân. Bàn thờ của các công thần, quan văn võ nhà Trần đạt tại Tòa Thiêu Hương.

Đền Thiên Trường xây trên nền Thái Miếu và cung Trùng Quang trước kia là nhà thờ tộc họ Trần
Đền Thiên Trường xây trên nền Thái Miếu và cung Trùng Quang trước kia là nhà thờ tộc họ Trần

Đền Cố Trạch 

Tương truyền vào năm 21 đời vua Tự Đức 1868, người dân tìm được mảnh bia vỡ đề tên Hưng Đạo Thân Vương Cố Trạch. Do đó, khi dựng đền vào năm 1894 mới lấy tên là Đền Cố Trạch (Đền Hạ) nghĩa là đền nhà cũ. Đền nằm ở hướng đông của khu di tích Đền Trần, bên phải Đền Thiên Trường thờ Hưng Đạo Vương và gia quyến. 

Tiền Đường là nơi đặt bài vị gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo là Phạm Ngô, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa. Trung Đường thờ bài vị của Trần Hưng Đạo. Chính Tẩm là bài vị thân sinh của Trần Hưng Đạo và vợ là công chúa Thiên Thành, con trai, gái, dâu, rể.

Tham gia lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định ghé qua khu vực Thiêu Hương, bạn sẽ thấy tượng của Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Gian trái đặt bài vị của Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các văn thần triều Trần. Gian phải đặt bài vị các võ thần triều Trần, Trần Công và thân nhân nhà Trần.

Đền Cố Trạch thờ Hưng Đạo Vương và gia quyến
Đền Cố Trạch thờ Hưng Đạo Vương và gia quyến

Đền Trùng Hoa

Phía Tây của di tích Đền Trần, bên trái Đền Thiên Trường là Đền Trùng Hoa khu vực dành riêng cho hoàng đế tham vấn cùng các vị Thái thượng hoàng nhà Trần. Trong đền đặt hòm ấn và 14 pho tượng đồng ứng với 14 vị vua triều Trần tại Trung Đường và Chính Tẩm. Ngai và bài vị của các quan đặt ở Tòa Thiêu Hương, bên trái là quan văn, bên phải là quan võ. Năm 2000, đền được cải tạo mới trên nền cung Trùng Hoa cũ. 

Đặc sản ngon khó cưỡng tại lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định

Phở bò 

Món ăn gia truyền nức tiếng Nam Định và cả nước phải nhắc đến đầu tiên đó là phở bò. Bằng hương vị ngọt thanh khác biệt của nước dùng, sợi phở dẻo dai, thịt bò mềm thơm, phở bò Nam Định khiến thực khách mê mẩn ngay từ lần đầu thưởng thức.

Một số quán phở bò ngon tại Nam Định gợi ý cho bạn đó là Phở Đán nằm trong phố Hai Bà Trưng, phở bò sốt vang tại quán Phở Xuyến thuộc ngõ Văn Nhân, Phở Tạo Trần Phú, Phở cụ Tặng Hàng Tiện, Phở Sinh Nguyễn Du… 

Phỏ bò món ăn gia truyền nức tiếng Nam Định
Phỏ bò món ăn gia truyền nức tiếng Nam Định

Xôi xíu 

Đặc sản tiếp theo không thể bỏ qua khi tới lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định chính là xôi xíu. Nguyên liệu làm xôi xíu cũng đơn giản như bao loại xôi khác là gạo nếp kèm với xá xíu và lạp xưởng. Vậy tại sao món ăn này lại phủ sóng mọi miền Tổ quốc? Bí quyết nằm ở nước sốt ăn kèm đặc biệt ngấm vào trong từng hạt xôi mềm mềm, béo béo. 

Các quán xôi xíu nổi tiếng tại Nam Định cho bạn tham khảo là cửa hàng xôi xíu Thái Liên đường Bắc Ninh, quán xôi xíu số 61 Hàng Sắt Nguyễn Du,…  Tinh hoa ẩm thực Nam Định còn có nhiều món ngon hấp dẫn để bạn thưởng thức như bánh gai, bánh cuốn, nem chạo, bún chả, kẹo lạc, nem nắm, bánh xíu páo… 

Địa điểm lưu trú khi du lịch lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định

Để thuận tiện cho việc di chuyển và tham quan qua lại giữa các điểm du lịch, bạn có thể thuê khách sạn gần khu vực trung tâm thành phố Nam Định. Thông thường, khi đi vào dịp lễ hội, các khách sạn trung tâm thường rơi vào tình trạng hết phòng. Vậy nên khách sạn trên đường Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo, Trần Phú,… sẽ là sự lựa chọn lý tưởng. 

Thuê khách sạn khu vực trung tâm thành phố Nam Định tiện cho việc di chuyển dịp cao điểm lễ hội
Thuê khách sạn khu vực trung tâm thành phố Nam Định sẽ tiện cho việc di chuyển dịp cao điểm lễ hội

Bạn có thể dừng chân tá túc nghỉ ngơi qua đêm tại khách sạn Nam Cường 538 Trần Hưng Đạo, khách sạn Malisa 110 Nguyễn Công Trứ, nhà nghỉ Trà My, Sojo Hotel Nam Định 272 Trần Hưng Đạo…

Gợi ý lịch trình du lịch lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định

Tour Đền Bảo Lộc – Đền Trần – Chùa Keo – Đền Tiên La 1 ngày

Buổi sáng, xe đưa bạn di chuyển đến Đền Bảo Lộc dâng hương rồi làm lễ tại Đền Trần. Chiều về, du khách ghé qua chùa Keo, đền Tiên La tham quan, vãn cảnh, chiêm bái trước khi trở về Hà Nội.

Tour Đền Trần – Phủ Giầy – chùa Cổ Lễ 1 ngày

Đoàn dừng xe tham quan làm lễ tại Đền Trần lúc 8 giờ sáng, tiếp đó qua ngôi chùa Cổ Lễ nổi tiếng tại Nam Định hay còn gọi là Quang Thần Tự. Thời gian còn lại trong ngày, du khách sẽ tìm hiểu tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu của người Việt tại Phủ Giầy nơi thờ chúa Liễu Hạnh linh thiêng.

Tour Đền Trần – Phủ Giầy – chùa Cổ Lễ 1 ngày
Tour Đền Trần – Phủ Giầy – chùa Cổ Lễ 1 ngày

Một vài lưu ý cần biết cho người lần đầu tham gia lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định

Khám phá lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định đúng thời gian chính hội bạn cần lưu ý một vài điểm sau để có chuyến đi thoải mái và chủ động nhất:

  • Tuân thủ luật an toàn giao thông, mang đầy đủ giấy tờ tùy thân khi lái xe trên đường vì lượng phương tiện di chuyển càng gần Đền Trần càng đông đúc. 
  • Mặc trang phục lịch sự, thoải mái, không mặc váy, quần áo ngắn, hở hang, phản cảm khi đi lễ bái ảnh hưởng đến không gian linh thiêng nơi thờ tự.
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường chung, không xả rác bừa bãi trong khuôn viên đền chùa gây mất mỹ quan di tích, không nói tục, chửi bậy, quay phim, chụp hình tùy tiện tại chốn linh thiêng.
  • Đề phòng nạn trộm cắp, móc túi bởi đây là thời gian cao điểm lượng người tham gia lễ hội tăng cao khó mà kiểm soát hết được.
  • Theo dõi tình hình thời tiết đem ô dù và mũ nón đề phòng mưa nắng thất thường, mang đồ ăn nhẹ để tiết kiệm chi phí cho chuyến đi.
  • Trường hợp muốn xin ấn điệp bạn hãy đi sớm 1 ngày nghỉ ngơi gần Đền Trần rồi hôm sau phát ấn thì tới xin. 

Lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm. Du xuân đầu năm cầu công danh may mắn đừng bỏ qua địa điểm này bạn nhé.

Nội dung liên quan

All in one
Liên hệ