Giá vé chùa Tam Chúc bao nhiêu? Tổng hợp Bảng giá vé Mới nhất

Bạn đang chuẩn bị kế hoạch cho chuyến đi đến chùa Tam Chúc dịp tới này nhưng lại chưa biết tại đây có những địa điểm vui chơi nào hay giá vé chùa Tam Chúc hết bao nhiêu,… thì nội dung trong bài viết dưới đây chắc chắn sẽ là những thông tin cần thiết dành cho bạn. 

Giới thiệu về chùa Tam Chúc Hà Nam 

Chùa Tam Chúc nằm ở địa phận xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Nơi đây cách trung tâm Hà Nội khoảng 61,5km đi về phía Nam theo đường QL1A. 

Tam Chúc Cổ Tự có lịch sử xây dựng từ thời nhà Đinh hàng nghìn năm về trước. Đến hiện tại, ngôi chùa Tam Chúc ngày càng được khang trang, là sự kế thừa những giá trị linh thiêng từ ngàn xưa kết hợp cùng những công trình kiến trúc kỷ lục mang tầm cỡ Thế Giới. Điều này đã tạo nên một quần thể nguy nga, hoành tráng, được nhiều du khách thập phương quan tâm, yêu mến và tìm về tham quan, chiêm bái.

Chùa Tam Chúc còn nằm trên trục tâm linh vô cùng quan trọng cùng với Chùa Hương và chùa Bái Đính. Không những là ngôi chùa linh thiêng, mang trên mình với giá trị lịch sử lâu đời, mà chùa Tam Chúc còn được biết đến là ngôi chùa lớn nhất thế giới.

Sở hữu địa thế và cảnh quan thơ mộng và độc đáo, hiếm nơi nào có được. Tới du lịch chùa Tam Chúc du khách sẽ có cảm giác tâm nhẹ nhàng, an yên nhất.

ến hiện tại, ngôi chùa Tam Chúc ngày càng được khang trang, là sự kế thừa những giá trị linh thiêng từ ngàn xưa
Đến hiện tại, ngôi chùa Tam Chúc ngày càng được khang trang, là sự kế thừa những giá trị linh thiêng từ ngàn xưa

Giá vé vào tham quan quan Chùa Tam Chúc bao nhiêu tiền?

Giá vé chùa Tam Chúc hết bao nhiêu? Du khách khi đến chiêm bái, tham quan du lịch tại chùa Tam Chúc sẽ không mất phí vé vào tham quan. Tuy nhiên từ khu vực bãi gửi xe đến cổng Tam Quan Nội (là khu chính) cách khoảng cách gần 5km, nếu du khách không muốn đi bộ thì có thể mua vé xe điện hoặc mua vé du thuyền để đến được khu vực chính, cũng như là cơ hội ngắm khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ở đây.

Giá vé xe điện, combo vé đi thuyền chùa Tam Chúc

  • Giá vé xe điện cho người lớn là 50.000VND/vé/khứ hồi (cao từ 1,3m trở lên); Trẻ em là 25.000 VND/vé/khứ hồi ( chiều cao từ 1m – dưới 1,3m); Trẻ em chiều cao dưới 1m sẽ được miễn phí vé, lộ trình xe điện khách xá Tam Chúc – Chùa Ba Sao.
  • Giá vé đi du thuyền Tam Chúc phổ thông: Người lớn có giá là 200.000VND/vé/khứ hồi (cao từ 1,3m trở lên); Trẻ em sẽ là 100.000 VND/vé/khứ hồi chiều (cao từ 1m – dưới 1,3m); Trẻ em chiều cao dưới 1m sẽ được miễn phí vé. Mỗi chiều đi thuyền thường chở từ 8 – 10 khách, chiều về di chuyển xe điện được miễn phí.
  • Giá vé đi du thuyền tại Tam Chúc VIP: Người lớn tính 270.000đ/vé/khứ hồi (cao từ 1,3m trở lên ); Trẻ em tính 135.000 VND/vé/khứ hồi (chiều cao từ 1m – dưới 1,3m); Trẻ em chiều cao dưới 1m sẽ được miễn phí vé. Du khách sẽ được đi thuyền lớn, chiều về di chuyển xe điện miễn phí. Ngoài ra dịch vụ có thêm hướng dẫn viên thuyết minh đi cùng thuyền, kèm theo đó là miễn phí trà, bánh, trái cây cho du khách sử dụng.
  • Giá vé combo thuyền phổ thông và xe điện đi chùa Ba Sao: Người lớn tính 240.000VND/vé/khứ hồi (cao từ 1,3m trở lên); Trẻ em tính 120.000 VND/vé/khứ hồi (chiều cao từ 1m – dưới 1,3m); Trẻ em chiều cao dưới 1m sẽ được miễn phí vé. 
  • Giá vé combo thuyền VIP và xe điện đi chùa Ba Sao: Người lớn cao sẽ tính là 290.000VND/vé/khứ hồi(từ 1,3m trở lên); Trẻ em cóchiều cao từ 1m – dưới 1,3m sẽ là 145.000 VND/vé/khứ hồi; Đối với trẻ em chiều cao dưới 1m sẽ được miễn phí vé. Hành trình di chuyển 2 chiều, nhà Vesak – Tam Quan Nội chiều đi thuyền, chiều về xe điện, khứ hồi xe điện khách xá Tam Chúc – Chùa Ba Sao và có thêm dịch vụ hướng dẫn viên thuyết minh đi cùng thuyền, trà, bánh, trái cây sử dụng trên thuyền.

Theo cập nhật mới nhất, giá vé xe điện và vé thuyền áp dụng chung cho cả du khách trong và ngoài nước. Đối với xe điện, hiện tại ban quản lý đang áp dụng bán vé khứ hồi và không bán lẻ đường một chiều, mỗi xe sức chứa tối đa 13 khách là người lớn.

Với những du khách có nhu cầu đi thuyền tham quan Hồ Tam Chúc thì vé có giá trị khứ hồi hoặc tính một lượt đi thuyền + một lượt đi xe điện. Lưu ý là thuyền phải đợi đủ số lượng xuất bến mới bắt đầu di chuyển. Do đó du khách không muốn chờ đợi lâu cũng có thể bắt xe điện ra bãi xe trước mà vẫn sử dụng vé thuyền để di chuyển bằng xe điện được

Đối với xe điện, hiện tại ban quản lý đang áp dụng bán vé khứ hồi và không bán lẻ đường một chiều, mỗi xe sức chứa tối đa 13 khách là người lớn
Đối với xe điện, hiện tại ban quản lý đang áp dụng bán vé khứ hồi và không bán lẻ đường một chiều, mỗi xe sức chứa tối đa 13 khách là người lớn

> Bạn có thể xem thêm:

Gợi ý những điểm tham quan tại Chùa Tam Chúc, Hà Nam

Như đã chia sẻ ở trên – Chùa Tam Chúc là một quần thể du lịch tâm linh rộng lớn, được chia làm 4 khu: Khu tiếp đón, Khu tâm linh và Khu trải nghiệm và cuối cùng là Khu bảo tồn thiên nhiên, cụ thể:

Cổng Tam Quan

Tam Quan là cổng chính để dẫn khách vào chùa. Cổng mang lối kiến trúc truyền thống của đình chùa Việt Nam với 3 cánh cổng vô cùng hoành tráng, đồ sộ. 

Tại Chùa Tam Chúc, bạn sẽ phải đi qua 2 cổng Tam Quan đó là: Tam Quan nội và Tam Quan ngoại.

  • Cổng Tam Quan ngoại: Đây là điểm đầu tiên để đón tiếp các Phật tử, khách du lịch ghé thăm. Cổng được xây dựng đồ sộ, kiên cố và có hoa văn ấn tượng, độc đáo.
  • Cổng Tam Quan nội: Cổng này nằm trên trục thần đạo, là điểm đến tiếp theo sau khi du khách đi thuyền trên hồ Lục Nhạc và bắt đầu ghé vào Khu tâm linh. Với kết cấu khung cột, mái cong toàn bộ bằng bê tông cốt thép vững chắc cũng như được sơn bằng màu gỗ giả cùng chiều cao 28,8m – Cổng Tam Quan nội chắc chắn sẽ là nơi khiến bạn choáng ngợp bởi độ hoành tráng của chùa.
Cổng mang lối kiến trúc truyền thống của đình chùa Việt Nam với 3 cánh cổng vô cùng hoành tráng, đồ sộ
Cổng mang lối kiến trúc truyền thống của đình chùa Việt Nam với 3 cánh cổng vô cùng hoành tráng, đồ sộ

Nhà khách Thuỷ Đình

Nhà khách Thủy Đình là điểm đến thứ 2 sau khi bạn đặt chân đến Khu du lịch chùa Tam Chúc và đã đi qua cổng Tam Quan ngoại. 

Đây là nơi để bạn mua vé lên thuyền hoặc đi bằng xe điện. Có thể bạn chưa biết thì đây cũng là địa điểm check in quen thuộc lên hình cực chất của bất cứ ai khi ghé thăm chùa Tam Chúc.

Nhà khách Thủy Đình là điểm đến thứ 2 sau khi bạn đặt chân đến Khu du lịch chùa Tam Chúc và đã đi qua cổng Tam Quan ngoại.
Nhà khách Thủy Đình là điểm đến thứ 2 sau khi bạn đặt chân đến Khu du lịch chùa Tam Chúc và đã đi qua cổng Tam Quan ngoại.

Vườn Cột Kinh

Bước qua khỏi cổng Tam Quan nội, bạn sẽ đến với khu vực 32 cột kinh, hay còn gọi là Vườn Cột Kinh – Là một trong những điểm nhấn độc đáo tạo nên không gian hùng vĩ, kiên cố của chùa Tam Chúc. 

Cột Kinh là linh vật độc bản cầu với mong vạn sự cát tường, quốc thái dân an, đất nước thái bình. Những Cột Kinh ở chùa Tam Chúc, Hà Nam có khối lượng lên đến hơn 200 tấn, tất cả đều được làm từ đá xanh ở Thanh Hóa với độ cao khoảng 14 mét. 

Ngoài ra, Vườn Cột Kinh còn được thiết kế chân cột có hình đài sen, thân cột hình lục giác, đỉnh cột là hình nụ sen, xung quanh các hình điêu khắc thủ công lời Phật dạy, khi nhìn vào bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên với lối thiết kế độc đáo này.

Cột Kinh là linh vật độc bản cầu với mong vạn sự cát tường, quốc thái dân an, đất nước thái bình
Cột Kinh là linh vật độc bản cầu với mong vạn sự cát tường, quốc thái dân an, đất nước thái bình

Tam Điện

Tại Chùa Tam Chúc có 3 chính điện chính là: Điện Quán Âm, Điện Giáo Chủ và Điện Tam Thế, mỗi điện sẽ có những điểm độc đáo khác nhau.

  • Điện Quán Âm: Đây là nơi thờ Phật nghìn tay và nghìn mắt. Khi tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một kho tàng phong phú với những điển tích về tấm lòng từ bi, nhân hậu của đức Phật đã dạy.
  • Điện Giáo Chủ: Đây là nơi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni. Bên trong điện có một pho tượng được làm bằng đồng nguyên khối, nặng gần khoảng 100 tấn do các nghệ nhân Việt Nam chế tác nên. Xung quanh Điện Giáo Chủ bao gồm 4 bức phù điêu lớn, tại đây nói về các giai đoạn bước ngoặt trong cuộc đời Đức Phật từ lúc xuất hiện.
  • Điện Tam Thế: Đây được xem là tòa lớn nhất trong Tam Điện, bên trong là ba pho tượng khổng lồ đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Trên tường của Điện Tam Thế là những bức phù điêu được miêu tả về cõi Niết Bàn, nơi linh hồn được giải phóng khỏi vòng luân hồi, cái chết và được tái sinh.
Điện Tam Thế chùa Tam Chúc nằm ở độ cao 45m so với mực nước biển trên trục thần đạo
Điện Tam Thế chùa Tam Chúc nằm ở độ cao 45m so với mực nước biển trên trục thần đạo

Chùa Ngọc

Chùa Ngọc là địa điểm cao nhất trong quần thể du lịch tâm linh của Chùa Tam Chúc. Với vị trí nằm trên đỉnh núi Thất Tích đằng sau Điện Tam Thế – Chùa được xây dựng bằng các phiến đá đỏ Granit và được ghép lại với nhau một cách chắc chắn mà không cần tới bất cứ sự kết dính kết nào. 

Đúng như với tên gọi, bên trong chùa Ngọc có đặt một pho tượng bằng Hồng Ngọc có khối lượng lên đến 4,9 tấn.

Chùa Ngọc là địa điểm cao nhất trong quần thể du lịch tâm linh của Chùa Tam Chúc
Chùa Ngọc là địa điểm cao nhất trong quần thể du lịch tâm linh của Chùa Tam Chúc

Đình Tam Chúc

Ngôi đình đặc biệt này được tọa lạc ở giữa hồ Lục Nhạn, mang khung cảnh đẹp tựa như chốn bồng lai. Tương truyền, đây là nơi thờ Hoàng Hậu nhà Đinh – Dương Thị Nguyệt và cũng là điểm lưu giữ những dấu tích cổ có từ thời vua Đinh. 

Ngôi đình đặc biệt này được tọa lạc ở giữa hồ Lục Nhạn, mang khung cảnh đẹp tựa như chốn bồng lai.
Ngôi đình đặc biệt này được tọa lạc ở giữa hồ Lục Nhạn, mang khung cảnh đẹp tựa như chốn bồng lai.

Lịch trình du lịch chùa Tam Chúc và tổng chi phí 

Theo kinh nghiệm du lịch Chùa Tam Chúc, hầu hết tất cả khách du lịch sẽ dành thời gian 1 ngày hoặc 2 ngày 1 đêm (với khách ở xa) để tham quan, bao gồm địa điểm và chi phí như sau:

Du lịch chùa Tam Chúc 1 ngày có chi phí từ 550.000 đ/khách. Chi phí trên đã bao gồm các loại dịch vụ: xe ô tô đưa đón lịch trình Hà Nội – Chùa Tam Chúc – Hà Nam – Hà Nội (khứ hồi), ăn uống 01 bữa trưa, vé tham quan vào chùa, vé đi thuyền, xe điện, bảo hiểm du lịch, hướng dẫn viên 1 ngày và nước uống trên xe trọn gói.

Du lịch Chùa Tam Chúc 2 ngày 1 đêm với những ai ở xa phải tốn thời gian di chuyển cũng như muốn đi tham quan các khu du lịch lân cận thì chi phí rơi vào từ 1.250.000 đ/khách. Kinh phí cho lịch trình 2 ngày thường sẽ kế hợp đi cùng thêm các địa điểm như: Tràng An, Hoa Lư, Thung Nham và  chùa Bái Đính ở Ninh Bình.

Tuy nhiên, chi phí đi chùa Tam Chúc còn phụ thuộc vào thêm nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể là ăn uống, nhà nghỉ, địa điểm tham quan,… Tuy nhiên, với chi phí nêu trên, du khách đã có thể thoải mái tham quan chùa Tam Chúc một cách hoàn hảo nhất.

Bỏ túi một vài kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc

  • Du khách nên giữ tâm tịnh, ý sáng, đi nhẹ – nói khẽ – cười duyên và đặc biệt là mặc y phục trang nghiêm. Tuyệt đối không nên cười nói to hoặc mặc những váy ngắn, hở hang – Đây là điều không phù hợp với khung cảnh thanh tịnh nơi chùa linh thiêng.
  • Phật tử không bước vào cửa chính, mà phải bước vào từ cửa ở bên. Tuyệt đối không được dẫm hay đạp lên bậu cửa mà phải bước hẳn qua.
  • Chỉ nên thắp hương tại đỉnh được đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong hay rải tiền lẻ khắp nơi làm ảnh hưởng đến không gian trong chùa.
  • Chỉ được chụp hình bên ngoài, không được chụp hình bên trong các khu thờ hoặc pho tượng.
  • Chùa Tam Chúc là ngôi chùa rất lớn, vì thế, bạn hãy xem qua bản đồ hoặc tìm hiểu các khu thật kỹ trước khi đi để tránh mất thời gian tìm đường nhé!
  • Trong chuyến tham quan tại chùa, bạn nên đi giày thấp, giày thể thao để thoải mái và tiện di chuyển trong suốt một ngày dài.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn biết rõ về giá vé chùa Tam Chúc cũng như những thông tin quan trọng trong chuyến đi của mình. Hy vọng bạn sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời tại đây cùng người thân, bạn bè của mình nhé!

Nội dung liên quan

All in one
Liên hệ