Du lịch lễ hội Đền Hùng khám phá cội nguồn dân tộc Việt

“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Câu thơ quen thuộc đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi vi vu du lịch lễ hội Đền Hùng tìm hiểu nét đẹp văn hóa của ngày lễ ý nghĩa này trong bài viết dưới đây nhé.

Thời điểm diễn ra lễ hội Đền Hùng

Đất nước Việt Nam trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử tồn tại đến ngày hôm nay tất cả là nhờ công lao giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc của biết bao vị anh hùng, liệt sĩ. Một trong số đó phải nhắc tới thành quả gây dựng của 18 vị vua Hùng. Để bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn trân trọng đến các vị vua Hùng, người dân Việt Nam lại tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hay còn được gọi là lễ hội Đền Hùng.

Chính hội Đền Hùng là ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm
Chính hội Đền Hùng là ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm

Lễ hội diễn ra hằng năm từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch trên núi Nghĩa Lĩnh, Xã Hy Cương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Mang tầm cỡ của ngày giỗ tổ quốc gia nhằm suy tôn các vua Hùng, lễ hội thu hút đông đảo người dân 3 miền Bắc Trung Nam cũng như kiều bào nước ngoài về đây tụ họp. Đây là dịp để du khách du lịch lễ hội Đền Hùng khám phá cội nguồn dân tộc.

Lễ hội được tổ chức với quy mô lớn trong không khí trang trọng, linh thiêng của ngày quốc giỗ. Nét văn hóa độc đáo này thể hiện tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của người dân Phú Thọ nói riêng, con cháu Lạc Hồng nói chung hướng về tiên tổ.

Ý nghĩa văn hóa của lễ hội Đền Hùng

Suốt chiều dài lịch sử từ triều đại phong kiến đến nay, lễ hội Đền Hùng là lễ hội duy nhất được chính thức hóa bằng nghi thức quốc lễ. Đây biểu hiện rõ nét nhất cho tín ngưỡng dân gian thờ cúng tổ tiên, truyền thống yêu nước và đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt truyền qua bao thế hệ.

Bên cạnh đó, hình ảnh Vua Hùng là biểu tượng cao đẹp nhất đại diện cho tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cần được tôn vinh và thờ phụng. Trong không gian văn hóa tâm linh của di tích lịch sử Đền Hùng, trải nghiệm du lịch lễ hội Đền Hùng giúp bạn hiểu hơn về tín ngưỡng thờ Vua Hùng, khơi dậy niềm tự hào và ý thức dân tộc trong mỗi người trẻ Việt Nam.

Trải nghiệm du lịch lễ hội Đền Hùng giúp bạn hiểu hơn về tín ngưỡng thờ Vua Hùng của dân tộc
Trải nghiệm du lịch lễ hội Đền Hùng giúp bạn hiểu hơn về tín ngưỡng thờ Vua Hùng của dân tộc

Sở dĩ lễ hội Đền Hùng có sức hút lớn đến vậy là do ý nghĩa kết tinh tinh thần đoàn kết cộng đồng vô cùng lớn. Có những thời điểm tưởng chừng như lễ hội Đền Hùng sẽ trở vào quên lãng, tuy nhiên nó vẫn được duy trì và bảo tồn cho đến tận hôm nay. Điều ấy chứng tỏ tầm quan trọng đặc biệt của lễ hội Đền Hùng trong bản sắc văn hóa của người Việt.

Trong không khí tưng bừng của ngày hội, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng phong tục truyền thống, hòa mình vào văn hóa bản địa mà không hề có sự phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng. Do đó, hễ là người Việt Nam bạn có quyền tự hào là con cháu muôn đời của Vua Hùng.

Du lịch lễ hội Đền Hùng có gì hấp dẫn?

Cũng như đặc trưng của nhiều lễ hội khác ở Việt Nam, lễ hội Đền Hùng bao gồm 2 phần chính là phần lễ và phần hội.

Phần lễ 

Nghi thức tế lễ được tổ chức long trọng vào ngày chính hội mùng 10 tháng 3 bắt đầu bằng việc dâng hương với sự tham gia của các vị chức sắc trong làng và đại diện chính khách Trung ương. Tại Đền Thượng nơi các Vua Hùng tổ chức tế trời đất, lễ vật như bánh chưng, bánh dày, lợn, dê, bò, mâm ngũ quả… được dâng lên gợi nhớ đến sự tích Lang Liêu, nhắc nhở con cháu về công ơn Vua Hùng ngày xưa đã dạy nhân dân trồng lúa.

Phần lễ tại lễ hội Đền Hùng
Phần lễ tại lễ hội Đền Hùng

Du lịch lễ hội Đền Hùng bạn sẽ thấy toàn cảnh phần lễ và rước kiệu. Khi tiếng nhạc phường bát âm cất lên, trước ngai thờ của các vị Vua Hùng, chủ tế đọc lời cầu nguyện trước là trước là báo công sau là cầu phước lành. Tiếp đó là đoàn kiệu sơn son thiếp vàng cờ hoa, ô lọng rực rỡ do các nam thanh nữ tú trong làng rước. Các cụ cao niên chức sắc thì mặc lễ phục triều đình thời phong kiến. Không khí lễ rước đông vui, náo nhiệt, cả dòng người cùng đổ về Đền Thượng.

>> Xem thêm: 

Phần hội

Sau phần lễ là phần hội được mong chờ nhất và nhận sự hưởng ứng nhiệt tình từ du khách thập phương. Trẩy hội Đền Hùng mà không tham gia các hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian thì tiếc lắm đó. 

Điểm nổi bật của lễ hội Đền Hùng là phần thi hát xoan độc đáo, loại hình âm nhạc cổ của người Phú Thọ. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần đã có từ bao đời nay, thậm chí nhiều câu hát đã được đưa vào nghi trong nghi lễ hát thờ. Ngoài ra còn có phần hát ca trù mừng lễ hội tại Đền Hạ. 

Màn trình diễn hát xoan trong lễ hội Đền Hùng
Màn trình diễn hát xoan trong lễ hội Đền Hùng

Xung quanh khu vực dưới chân núi là nơi diễn ra các trò chơi dân gian và những màn trình diễn đặc sắc. Phía ngoài sân là hoạt động thi đấu vật, ném còn, đi cầu tre, đánh đu, gói bánh, chọi gà, bắt vịt… Mỗi trò chơi có cái hay độc đáo riêng không trùng lặp mà tất cả hòa trong tiếng reo hò cổ vũ tạo nên không khí sôi nổi đúng nghĩa của ngày hội truyền thống. 

Nếu là người ưa trải nghiệm thì du lịch lễ hội Đền Hùng bạn có thể trực tiếp chơi đu tiên với 1 người nam hoặc nữ. Từng vòng đu nhịp nhàng của đôi nam thanh nữ tú theo tà áo lụa tung bay trong gió.

Một trong những trò dân gian thu hút đông đảo người dân đến xem với tiếng trống tiếng chiêng cổ vũ inh ỏi đó là đấu vật. Các thanh niên trai tráng đua nhau ghi danh trên bảng đấu thể hiện tinh thần thượng võ và phong trào rèn luyện sức khỏe trong nhân dân.

Trong không khí của lễ hội Đền Hùng, trò chơi cuốn hút không kém thể hiện sự mưu trí và cao tay của người Việt là môn cờ người. Thông thường người chơi phải là các cụ cao niên có tính toán khó lường mới dám đăng ký.

Trò chơi dân gian cờ người thể hiện sự mưu trí và cao tay của người Việt
Trò chơi dân gian cờ người thể hiện sự mưu trí và cao tay của người Việt

Giải cờ người tại lễ hội Đền Hùng với quy mô lớn và sự góp mặt của nhiều kỳ thủ khắp nơi hứa hẹn mang đến nước cờ hay, trận đấu căng não khiến người xem gật gù thán phục. Đêm xuống là thời gian dành cho chương trình nghệ thuật chèo, tuồng, cải lương tổ chức trước Đền Hạ hoặc gần Đền Giếng phục vụ bà con cùng du khách thập phương. 

6 địa danh nổi tiếng không thể bỏ lỡ khi du lịch lễ hội Đền Hùng

Đền Hạ

Điểm điểm đầu tiên trong hành trình du lịch lễ hội Đền Hùng đó là ngôi Đền Hạ tọa lạc tại thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ. Đây là công trình kiến trúc thuộc quần thể di tích lịch sử Đền Hùng xây dựng từ khoảng thế kỷ 17-18 theo kiểu chữ Nhị.

Tương truyền, Đền Hạ chính là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng tượng trưng cho nguồn gốc của cộng đồng người Việt. Ngay phía dưới chân đền là nhà bia hình lục giác đặt một tấm bia đá ghi lại những lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tới thăm Đền Hùng.

Đền Hạ là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng tượng trưng cho nguồn gốc của cộng đồng người Việt.
Đền Hạ nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng tượng trưng cho nguồn gốc của cộng đồng người Việt.

Chùa Thiên Quang Thiền Tự

Bên phải Đền Hạ là chùa Thiên Quang Thiền Tự với lối kiến trúc mang đậm dấu ấn thời Lê bao gồm tiền tế, gác chuông tám mái, xà bẩy chạm trổ lạ tinh tế. Ngay cạnh đó là cây thiên tuế khoảng 700 năm tuổi. Người xưa kể lại rằng khi mẫu mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng trên trời có làm mây sáng chiếu xuống. Từ đó về sau người dân dựng ngôi chùa tại đây lấy tên là Thiên Quang Thiền Tự với ý nghĩa là nơi có ánh sáng trên trời rọi xuống.

Đền Trung 

Xuất hiện từ thế kỷ 15 theo lối thiết kế chữ Nhất, Đền Trung là nơi dựng quán nghỉ ngơi, chiêm ngưỡng cảnh đẹp của cùng các lạc hầu ngồi bàn việc nước dân, việc dân. Trước kia tại chính nơi đây, Lang Liêu đã dâng lên Vua Hùng bánh chưng, bánh dày và chính thức trở thành người kế vị đời thứ 7 của đất nước thời bấy giờ.

Đền Thượng 

Theo kinh nghiệm du lịch lễ hội Đền Hùng, bạn nhớ dừng chân tại Đền Thượng nhé. Đền xây dựng trên nền của ngôi miếu cũ là địa điểm các Vua Hùng thực hiện nghi thức tế trời đất cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, muôn dân no ấm, đủ đầy.

Đền Thượng địa điểm các Vua Hùng thực hiện nghi thức tế trời đất cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi
Đền Thượng địa điểm các Vua Hùng thực hiện nghi thức tế trời đất cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi

Đền Thượng có ba gian, mái ngói hình đầu đao cong cong. Trong đền là ban thờ có bài vị của 18 đời Vua Hùng và 3 vị thần núi Nghĩa Lĩnh, núi Trọc, núi Vặn. Trước cửa đền là hai cột đá do vua An Dương Vương dựng lên lập lời thề ngàn đời bảo vệ giang sơn gấm vóc đất Việt. 

Lăng Tổ Hùng Vương

Lăng Tổ Hùng Vương thực chất chính là phần đặt mộ của Vua Hùng thứ 6 Hùng Huy Vương. Với vị trí phong thủy đầu đội sơn, chân đạp thủy, lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng mái, xung quanh trang trí hoa văn chất liệu đá. Dưới thời Tự Đức, lăng chỉ là một mộ đất nhưng đến thời Khải Định đã được trùng tu lại.

Đền Giếng

Nằm dưới chân núi Nghĩa Lĩnh, Đền Giếng hay còn gọi là Ngọc Tỉnh thờ 2 vị công chúa con gái Vua Hùng thứ 18 là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Hai nàng đã có công cùng chồng khẩn hoang, trị thuỷ, dạy dân trồng lúa và xây dựng cuộc sống. Nhiều người cho rằng, nếu ai muốn cầu duyên thì đến đây sẽ được ứng nghiệm.

Ngoài ra, du lịch lễ hội Đền Hùng bạn có thể khám phá các di tích như cổng đền, nhà công quán, cột đá thề do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 nhường ngôi, bảo tàng Hùng Vương, đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân… 

Đền Giếng nơi cầu duyên linh nghiệm
Đền Giếng nơi cầu duyên vô cùng linh nghiệm

Gợi ý lịch trình tận hưởng trọn vẹn chuyến du lịch lễ hội Đền Hùng

Tour Đền Hùng – Tây Thiên 1 ngày

Buổi sáng xe đưa bạn di chuyển và có mặt tại Đền Hùng làm lễ dâng hương tưởng nhớ các vị Vua Hùng. Sau lễ dâng hương, du khách sẽ tham quan Đền Giếng, Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Bảo Tàng Hùng Vương. Buổi chiều là thời gian bạn trải nghiệm tại Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ kỳ thú. 

Tour Đền Hùng – Đền Mẫu Cơ 1 ngày

Có mặt tại Đền Hùng đầu giờ sáng, du khách đi dạo một vòng thăm thú khu di tích lịch sử Đền Hùng. Leo bộ 200 bậc đá là bạn sẽ chinh phục trọn vẹn tất cả các địa danh nổi tiếng như Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Lăng Vua Hùng và kết thúc là Đền Giếng. Thời gian còn lại bạn sẽ ghé qua Bảo tàng và Đền Mẫu Cơ trước khi quay lại thủ đô, kết thúc chuyến hành hương về miền Đất Tổ Phú Thọ.

Tour Đền Hùng - Đền Mẫu Cơ 1 ngày
Tour Đền Hùng – Đền Mẫu Cơ 1 ngày

Kinh nghiệm du lịch lễ hội Đền Hùng từ Hà Nội

Để giúp bạn tận hưởng chuyến du lịch lễ hội Đền Hùng thoải mái nhất, dưới đây là những kinh nghiệm quý báu bạn cần biết, lưu lại nhé:

Dịp lễ hội có hàng triệu lượt người cùng đổ về Đền Hùng, nhất là những ngày từ mùng 7 đến mùng 10. Do đó, trên đường di chuyển bạn nên lựa chọn tuyến đường đi thẳng QL32 – Sơn Tây – Ba Vì – cầu mới Văn Lang – Việt Trì – Đền Hùng hoặc đi qua đại lộ Thăng Long – Sơn Tây QL32 – Phú Thọ – Đền Hùng. Đây là 2 tuyến đường di chuyển tốt nhất tuy xa hơn chút nhưng lại thông thoáng, tốc độ thoải mái. 

Chuẩn bị lễ vật phù hợp với ngày giỗ Tổ như bánh chưng, bánh dày, hương hoa, xôi, gà… Quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm hướng về tổ tiên nguồn cội. Đây là lễ vật hơn bất cứ loại cao lương mỹ vị trần gian mâm cao cỗ đầy nào.

Tới Đền Hùng vào dịp lễ hội chắc chắn khó mà tránh khỏi cảnh chen lấn xô đẩy. Do vậy bạn lưu ý cảnh giác tránh bị móc túi, mất cắp các vật dụng có giá trị. Dịch vụ ăn uống cũng khá đắt đỏ mang đồ từ ở nhà sẽ là phương án tốt hơn cả. Nếu có điều kiện thì bạn hãy qua nhà hàng gần khu vực lễ hội để có bữa ăn chất lượng và đảm bảo hơn nhé.

Du lịch lễ hội Đền Hùng là một trải nghiệm đáng để thử với những ai đam mê loại hình du lịch tâm linh tìm hiểu nét văn hóa tín ngưỡng của dân tộc. Hy vọng với bài viết trên bạn sẽ có thêm góc nhìn mới mẻ về ngày quốc giỗ của cả nước. Chúc bạn có hành trình khám phá vui vẻ và đáng nhớ.

Nội dung liên quan