Du lịch Hội An có gì hấp dẫn? List những điều thú vị tại Hội An mà bạn không thể bỏ lỡ

Trót yêu Hội An có ghé bao nhiêu lần cũng chẳng đủ. Vậy du lịch Hội An có gì đặc biệt mà hấp dẫn du khách đến thế? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây theo dõi ngay bạn nhé!

Hội An có địa điểm du lịch nổi tiếng

Những bãi biển thơ mộng

  • Biển Cửa Đại

Du lịch Hội An có gì thu hút? Cùng với biển Mỹ Khê của Đà Nẵng, biển Nha Trang của Khánh Hòa, biển Cửa Đại của Hội An là một trong những bãi biển đẹp nhất miền Trung. Làn nước xanh màu ngọc bích tuyệt đẹp bên dải cát trắng mịn màng, tận hưởng không khí trong lành trên biển khiến tinh thần sảng khoái, phấn chấn hẳn lên. Không gian bãi biển về đêm cũng vô cùng lãng mạn thích hợp cho các cặp đôi ngắm cảnh, thưởng thức bữa tối dưới ánh nến lung linh. 

Vị trí: cách phố cổ Hội An khoảng 5km về hướng Đông

  • Biển An Bàng

Nằm trong top 50 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh do trang CNNGO bình chọn, biển An Bàng gây mê du khách bởi làn nước biển trong veo, bãi cát vàng rực rỡ dưới ánh mặt trời. Tản bộ dọc triền cát đón nắng lên hay hừng đông trên mặt biển, hòa mình vào không gian yên tĩnh, trong lành tuyệt diệu của biển An Bàng giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn hẳn, mọi ưu phiền cũng theo đó mà tan biến hết.

Toàn cảnh biển An Bàng nhìn từ trên cao
Toàn cảnh biển An Bàng nhìn từ trên cao

Vị trí: đường Hai Bà Trưng phường Cẩm An cách trung tâm Hội An khoảng 3km về phía Đông

  • Cù Lao Chàm

Bao gồm 7 hòn đảo nhỏ là Hòn Lao, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Lá, Hòn Ông, Cù Lao Chàm sở hữu hệ thống rừng tự nhiên, bãi biển cùng những rạn san hô tuyệt đẹp. Khám phá Cù Lao Chàm hoang sơ theo kiểu du lịch bụi bạn có cơ hội trải nghiệm cắm trại ngủ đêm trên đảo, tham gia các trò chơi giải trí thú vị như lặn biển ngắm san hô, đi cano siêu tốc, chèo thuyền kayak,…

Vị trí: Thôn Bãi Ông, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An

>> Xem thêm: 

Những tọa độ check-in cháy máy

  • Phố cổ Hội An

Du lịch Hội An có gì mà khiến các tín đồ đam mê chụp choẹt đi hoài không chán? Có một thiên đường “sống ảo” mang tên phố cổ Hội An sở hữu vô vàn góc máy chất lượng. Đó là những con hẻm nhỏ hẹp, sâu hút với bức tường vàng nổi bật hai bên chỉ đủ chỗ cho 2 người đứng. Đó là bức tường rêu phong cũ kỹ, gai góc dãi nắng dầm mưa trên đường Hoàng Văn Thụ trông xa như bức tranh sơn dầu. Đó là giàn hoa giấy hồng tím rực rỡ phủ đầy mái nhà trên nền bức tường vàng lãng mạn tới mức khiến bạn phải giơ máy lên để làm vài pô ảnh. 

Vị trí: Phường Minh An, TP Hội An

  • Lò gạch cũ

Tạo độ check-in mới toanh hót hòn họt lò gạch cũ làm đốn tim bao du khách khi đến với Hội An, nhất là các bạn trẻ. Chỉ là một lò gạch bỏ hoang nằm chơ vơ giữa cánh đồng bốn bề là khoảng không bao la, mây trắng bồng bềnh trôi nhưng đủ để bạn có được những tấm hình sống ảo triệu like. Từng bậc thang dẫn lên đỉnh lò được ví như nấc thang đưa bạn tới thiên đường chiêm ngưỡng toàn cảnh phố cổ Hội An đẹp nức lòng. 

Lò gạch cũ điểm check-in xuất sắc cho hội mê sống ảo
Lò gạch cũ điểm check-in xuất sắc cho hội mê sống ảo

Vị trí: xã Duy Vinh, Duy Xuyên, Quảng Nam

  • Bờ sông Hoài

Đối lập với hình ảnh sông Hoài vắng lặng buổi sáng sớm là không khí nhộn nhịp lúc màn đêm buông xuống. Ánh mặt trời rực rỡ ban ngày được thay thế bởi ánh sáng lung linh thắp lên từ những chiếc đèn lồng. Vào ngày rằm hay lễ Tết, 2 bờ sông Hoài đông nghịt người lên các thuyền, trên tay là những chiếc đèn hoa đăng nhỏ. Cả lòng sông dần sáng rực, lấp lánh đèn hoa, lưu lại khoảnh khắc hiếm hoi này ngay bạn nhé.

  • Tiệm cà phê

Lượn một vòng quanh phố cổ Hội An bạn sẽ bắt gặp những tiệm cà phê xinh xắn, view check-in cực kỳ bắt mắt hư quán Faifo Coffee, Café The Chef, Hoi An Roastery,… Chẳng cần tạo dáng cầu kỳ từ ban công của quán bạn vừa có thể ngắm trọn Hội An vừa thu về cả trăm tấm hình sống ảo chất ngất.

  • Làng bích họa Tam Thanh

Du lịch Hội An có gì mà giới trẻ săn đón đến vậy? Nơi đây có làng bích họa đầu tiên của Việt Nam mô tả cuộc sống và con người chất phác xứ Quảng. Từ một ngôi làng ven biển đơn sơ, các họa sĩ khắp nơi đã khoác cho nó một tấm áo mới rực rỡ hơn, tươi mới hơn. Tới làng bích họa Tam Thanh chụp hình với những bức tường đầy màu sắc như trong truyện cổ tích nghe thôi đã thấy hào hứng rồi. 

Cận cảnh làng bích họa Tam Thanh đẹp như truyện cổ tích trên đất Quảng
Cận cảnh làng bích họa Tam Thanh đẹp như truyện cổ tích trên đất Quảng

Vị trí: thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

  • Sân bóng rổ Lễ Nghĩa

Xuất hiện trong những thước phim đắt giá của “Cô gái đến từ hôm qua”, sân bóng rổ Lễ Nghĩa trở thành điểm check-in được giới trẻ lùng sục thời gian gần đây. Chỉ đơn giản là một bức tường trắng kín chữ Hoa viết bằng mực đen cùng với mái ngói đen mang đậm phong cách Trung Hoa nhưng mọi góc trong sân bóng đều có thể cho bạn những tấm ảnh pose dáng để đời.

Những công trình kiến trúc cổ kính

  • Chùa Cầu

Biểu tượng linh hồn của du lịch Hội An chùa Cầu Nhật Bản được xây vào cuối thế kỷ 16 với kiến trúc độc đáo vắt ngang dòng sông Hoài thơ mộng. Thiết kế phá cách kiểu mái che hình chiếc kiếm làm từ gỗ kết hợp họa tiết trang trí của “xứ sở hoa anh đào” tạo ra điểm nhấn ấn tượng cho chùa Cầu trong mắt khách tham quan. 

Vị trí: đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai, Minh An, Hội An

  • Chùa Bà Mụ

Ấn tượng đầu tiên khi bạn đặt chân tới chùa Bà Mụ đó là chiếc cổng cổ kính lợp ngói Vauban với gam màu cổ điển hút mắt. Bước vào bên trong là cổng Tam Quan background hoài cổ kèm các hoạt tiết hoa văn tinh xảo. Ngay trước cổng Tam Quan là hồ nước long lanh, huyền ảo phản chiếu cảnh vật đẹp như tranh vẽ.

Chùa Bà Mụ Hội An cứ đi là có ảnh đẹp
Chùa Bà Mụ Hội An cứ đi là có ảnh đẹp

Vị trí: 675 đường Hai Bà Trưng, Hội An

  • Nhà thờ tộc Trần

Bạn đang lăn tăn không biết du lịch Hội An có gì, địa điểm nào đáng ghé? Đừng lo Kavo Travel xin gợi ý đến bạn công trình kiến trúc đặc trưng của Hội An nhà thờ tộc Trần tọa lạc giữa lòng thành phố. Nhìn từ bên ngoài, nhà thờ toát ra vẻ cổ kính với thiết kế toàn bằng gỗ quý. Đặt chân vào bên trong nhà thờ mở ra trước mắt bạn là không gian kiến trúc nhà thờ tộc của người Việt xưa còn nguyên vẹn cho tới ngày nay, nổi bật là chiếc chum vại bạc màu, những đồng tiền cổ hay những hộp gỗ đựng di vật của người quá cố. 

Vị trí: Số 21, đường Lê Lợi, Hội An

  • Thánh địa Mỹ Sơn

Quần thể 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá từ thế kỷ thứ 7 tại thánh địa Mỹ Sơn được bình chọn là di sản văn hóa của nhân loại. Đồng thời nơi đây cũng là trung tâm của Ấn Độ giáo ở Đông Nam Á, di tích cất giấu nhiều bí ẩn về vương quốc Champa. Với những nét đặc sắc ấy, thánh địa Mỹ Sơn trở thành một biểu tượng không thể tách rời mỗi khi nhắc đến Hội An.  

Vị trí: thôn Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên

Các hội quán người Hoa

  • Hội quán Phúc Kiến

Giữa lòng phố cổ Hội An có một không gian kiến trúc đậm chất Trung Hoa mà bạn nhất định không thể bỏ lỡ đó chính là hội quán Phúc Kiến. Tiền thân của hội quán là gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Theo thời gian hội quán được trang hoàng rực rỡ góp phần tô điểm và làm mới diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. 

Hội quán Phúc Kiến - Kiến trúc Trung Hoa độc đáo giữa lòng phố cổ
Hội quán Phúc Kiến – Kiến trúc Trung Hoa độc đáo giữa lòng phố cổ

Vị trí: số 46, đường Trần Phú, Hội An

  • Hội quán Triều Châu

Ghi điểm với đường nét chạm trổ tinh tế, tỉ mỉ, họa tiết hoa văn sành sứ sắc nét, hội quán Triều Châu xứng đáng là điểm dừng chân cho bạn khi tới du lịch Hội An. Hội quán xây dựng từ năm 1845 thờ vị thần chế ngự sóng gió giúp việc giao thương buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió. Dưới bàn tay tài hoa của người nghệ nhân xưa, bạn khó mà tìm được công trình kiến trúc nào mang tính nghệ thuật đậm nét như hội quán Triều Châu.

Vị trí: số 157, Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

  • Hội quán Quảng Đông

Gõ tìm kiếm du lịch Hội An có gì có hàng tá các địa điểm hiển thị cho bạn khám phá. Và một trong số đó không thể không nhắc tới hội quán Quảng Đông. Khoác trên mình vẻ uy nghi, lộng lẫy, bệ vệ, hội quán Quảng Đông sử dụng chất liệu từ đá, gỗ cùng họa tiết trang trí tinh tế và công phu. Hằng năm vào ngày Tết Nguyên Tiêu 15 tháng Giêng hay ngày vía Quan Công 24 tháng 6 Âm lịch tại đây lại diễn ra lễ hội linh đình thu hút đông đảo du khách thập phương đổ về. 

Vị trí: số 176 Trần Phú, Hội An

Các khu nhà cổ

  • Nhà cổ Phùng Hưng

Xây dựng từ thế kỷ 19 với tuổi đời hơn 100 năm, nhà cổ Phùng Hưng là một trong những mẫu nhà đẹp nhất của kiến trúc Hội An. Chủ nhân ngôi nhà từng là thương gia giàu có nổi tiếng. Kết cấu của ngôi nhà khá đặc biệt mang phong cách hiện đại và phóng khoáng. Toàn bộ phần gác làm bằng nhiều thanh gỗ cao cấp bao quanh là hành lang rộng rãi tạo sự sang trọng nhưng cũng không kém phần cổ kính.

Nét đẹp Á Đông hoài niệm toát ra từ ngôi nhà cổ Phùng Hưng
Nét đẹp Á Đông hoài niệm toát ra từ ngôi nhà cổ Phùng Hưng khiến du khách nao lòng mỗi khi ghé thăm

Vị trí: số 4, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hội An

  • Nhà cổ Tấn Ký

Với niên đại gần 200 năm tuổi, nhà cổ Tấn Ký vẫn giữ nguyên lối kiến trúc cổ riêng có của nhà cổ Hội An. Nội thất nhà chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt trước để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông thuận tiện cho việc xuất nhập hàng hóa. Tổng hợp của 3 trường phái kiến trúc Trung – Nhật – Việt, nhà cổ Tấn Kỳ tự hào là di sản văn hóa quốc gia, nơi duy nhất từng tiếp đón các nguyên thủy trong và ngoài nước ghé thăm.

Vị trí: số 101 Nguyễn Thái Học, Hội An

  • Nhà cổ Quân Thắng

Du lịch Hội An mà bỏ lỡ ngôi nhà cổ Quân Thắng có niên đại hơn 150 năm thì quả là một thiếu sót lớn. Đây là một trong số ít những ngôi nhà cổ còn giữ được kiểu dáng và nét đẹp kiến trúc ở thương cảng Hội An xưa.

Vị trí: số 77 Trần Phú, TP Hội An

  • Nhà cổ Đức An

Du lịch Hội An có gì nổi bật? Trong cụm nhà cổ Hội An còn có ngôi nhà cổ Đức An được xây cách đây hơn 180 năm. Ghé nhà cổ Đức An du khách cảm tưởng như lạc ngược dòng thời gian trở về với thế giới dân chủ tư sản thế giới qua những tác phẩm nổi tiếng và đồ vật bình dị còn lưu giữ trong nhà.

Nhà cổ Đức An tiệm thuốc bắc cổ kính
Nhà cổ Đức An – tiệm thuốc bắc cổ kính hơn 180 năm trên phố Hội

Vị trí: số 129 Trần Phú, TP Hội An

Các cụm bảo tàng văn hóa

  • Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa Hội An

Tính đến thời điểm hiện tại, bảo tàng Lịch sử – Văn hóa Hội An còn lưu giữ hơn 400 hiện vật gốc tượng trưng cho sự phát triển của thương cảng cổ Hội An qua từng năm tháng. Nhớ tới bảo tàng Lịch sử – Văn hóa Hội An chiêm ngưỡng và hồi tưởng lại quá trình trưởng thành của mảnh đất xinh đẹp này bạn nhé.

Vị trí: số 7 đường Nguyễn Huệ, thành phố Hội An

  • Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An

Các hiện vật trưng bày trong bảo tàng văn hóa dân gian Hội An chủ yếu liên quan đến nghệ thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật diễn xướng dân gian, các ngành nghề truyền thống và sinh hoạt dân gian. Bảo tàng có kiến trúc 2 tầng cổ điển thông ra mặt phố Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng. 

Vị trí: số 33 Nguyễn Thái Học, TP Hội An

  • Bảo tàng gốm sứ mậu dịch

Điểm đến tiếp theo trong hành trình chinh phục Hội An đó là bảo tàng gốm sứ mậu dịch lâu đời. Bên trong bảo tàng hiện còn lưu giữ hơn 430 hiện vật bằng gốm sứ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 18 tượng trưng cho mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển và quan hệ giao lưu văn hóa, kinh tế giữa Việt Nam với các nước trên thế giới thời kỳ trước.

Bảo tàng gốm sứ mậu dịch nơi in đậm dấu ấn về một thời vàng son của gốm sứ Việt Nam
Bảo tàng gốm sứ mậu dịch nơi in đậm dấu ấn về một thời vàng son của gốm sứ Việt Nam

Vị trí: số 80 Trần Phú, TP Hội An

  • Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh

Tìm hiểu và quan tâm du lịch Hội An có gì thì bạn nhất định phải qua bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh. Tham quan nơi đây sẽ cho bạn một góc nhìn mới mẻ về thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh rực rỡ trên đất Hội An thông qua các hiện vật quý giá.

Vị trí: số 149 Trần Phú, TP Hội An

Hội An có hoạt động trải nghiệm thú vị

Tắm biển, tham gia trò chơi mạo hiểm

Cảnh sắc trên các bãi biển Hội An đâu chỉ để ngắm không thôi mà du khách còn được thả hồn say sưa tắm biển. Bên cạnh đó là tham gia các trò chơi mạo hiểm bậc nhất như: lặn biển, câu cá, lướt ván, đi cano kéo dù bay, đá bóng bãi biển,… 

Đi dạo ngắm phố cổ Hội An về đêm

Điều thú vị nhất khi tới Hội An có lẽ là bạn được thoải mái tản bộ dạo ngắm phố cổ khi màn đêm buông xuống. Không gian yên tĩnh trên phố cùng màu sắc hút mắt của những chiếc đèn lồng sáng rực tạo nên cảnh tượng hiếm có mà chỉ du lịch Hội An bạn mới cảm nhận được.

Hội An về đem lung linh với ánh đèn sáng rực của những chiếc đèn lồng đầy màu sắc
Hội An về đêm lung linh với ánh sáng rực rỡ của những chiếc đèn lồng đầy màu sắc

Thử thách với các trò chơi dân gian

Một trải nghiệm không kém phần hấp dẫn khác khi du lịch Hội An đó là thử thách với các trò chơi dân gian ngay trên phố. Không khí náo nhiệt, vui tươi thôi thúc bạn tham gia để nhận những phần thưởng ý nghĩa như: xem hát bài chòi, đi cầu tre, ném vòng, bịt mắt đập nồi,… 

Thám hiểm rừng dừa Bảy Mẫu

Du lịch Hội An có gì thú vị mà bạn không thể bỏ qua? Chuyến đi khám phá Hội An sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu trải nghiệm tại rừng dừa Bảy Mẫu. Ngồi trên thuyền thúng thưởng ngoạn cảnh đẹp miền sông nước mới thấy trong lòng phố cổ tĩnh lặng lại có một nơi cho bạn cảm nhận chân thực nhất về cuộc sống dân dã của người miền Trung hiền hậu, chất phác.

Vị trí: DX18, xã Cẩm Thanh cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3km về phía Đông Nam

Đi thuyền lênh đênh trên sông Hoài 

Quá chán với việc đi bộ ngắm phố cổ về đêm thì bạn hãy thử cảm giác đi thuyền lênh đênh trên sông Hoài mộng mơ. Thuyền chầm chậm đưa bạn chiêm ngưỡng cảnh đẹp 2 bên bờ sông từ từ cảm nhận không khí tĩnh lặng lạ thường của Hội An dưới ánh đèn lộng lẫy.

Quá chán với việc đi bộ ngắm phố cổ về đêm hãy thử cảm giác đi thuyền lênh đênh trên sông Hoài mộng mơ
Quá chán với việc đi bộ ngắm phố cổ về đêm hãy thử cảm giác đi thuyền lênh đênh trên sông Hoài mộng mơ

Thả đèn hoa đăng

Bất cứ du khách nào từng tới Hội An đều một lần tự tay thả đèn hoa đăng trên dòng sông thơ mộng. Mỗi một chiếc đèn hoa đăng thả xuống tuy thiết kế hoa văn, kiểu dáng và màu sắc đơn giản nhưng lại gửi gắm trong đó tất cả ước nguyện bình an, may mắn nhất. Đây có lẽ là khoảnh khắc đẹp nhất trong suốt chuyến du lịch Hội An của bạn.

Thưởng thức màn trình diễn thực cảnh Ký ức Hội An

Show diễn nghệ thuật ngoài trời Ký ức Hội An chiếm trọn mọi ánh nhìn của du khách với quy mô hoành tráng, dàn diễn viên múa chuyên nghiệp và những động tác tuyệt đẹp. Show diễn tái hiện hình ảnh sống động của Hội An 400 năm về trước qua 5 màn trình diễn ấn tượng: Sinh mệnh – Đám cưới – Thuyền và Biển – Bến Bờ – Áo Dài. 

  • Thời gian biểu diễn: từ 8 đến 9 giờ tối thứ 6 và thứ 7
  • Giá vé: từ 400.000 đến 1.000.000 đồng

Khám phá các làng nghề truyền thống

  • Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An

Du lịch Hội An có gì chơi? Nếu là người thích khám phá bạn có thể ghé xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An. Xưởng quy tụ các nghệ nhân tài hoa, khéo léo trong lĩnh vực thủ công truyền thống gốm, sơn mài, dệt vải,… Ngoài tận mắt quan sát tay nghề tỉ mỉ của người thợ lành nghề, bạn còn có dịp thể hiện khả năng của mình khi trải nghiệm thực tế một vài khâu trong quá trình sản xuất sản tại xưởng, mua sản phẩm về làm kỷ niệm.

Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An là sự kết hợp của 12 làng nghề truyền thống
Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An là sự kết hợp của 12 làng nghề truyền thống

Vị trí: Số 9, Nguyễn Thái Học, Hội An

  • Làng mộc Kim Bồng

Đạp xe một vòng quanh làng mộc Kim Bồng, thăm thú cuộc sống của người dân nơi đây cho bạn góc nhìn chân thực và rõ nét về nghề mộc truyền thống. Tuy đã đi qua giai đoạn vàng son một thời nhưng với tình yêu nghề, các nghệ nhân vẫn ngày ngày thổi hồn vào từng tác phẩm mộc.  

Vị trí: Trung Hà, xã Cẩm Kim đối diện khu phố cổ Hội An, bên kia sông Thu Bồn

  • Làng gốm Thanh Hà

Vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà đã nổi tiếng khắp các tỉnh miền Trung về mặt hàng gốm, đất nung kiểu dáng và màu sắc bắt mắt, đặc biệt là nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại từ những nơi khác. Ngắm nhìn những tác phẩm gốm mỹ nghệ tinh xảo tại làng gốm Thanh Hà bạn sẽ thực sự bất ngờ với bàn tay khéo léo và tài hoa của các nghệ nhân nơi đây. Du khách cũng có thể trực tiếp làm ra sản phẩm theo phong cách riêng để làm kỉ niệm hoặc mang về tặng người thân, bạn bè.

Vị trí: đường Phạm Phán, Thanh Hà cách Hội An 3km về hướng Tây 

  • Làng rau Trà Quế

Đúng như tên gọi của nó, làng rau Trà Quế nổi tiếng là nơi trồng ra các loại rau tươi ngon, xanh mướt. Một ngày đến Trà Quế bạn hãy thử khoác lên mình bộ trang phục hóa thân thành người nông dân đúng nghĩa, tự tay làm vườn, cuốc đất, trồng rau, tưới nước, thưởng thức món ngon dân dã đậm chất quê.

Làng rau Trà Quế làng rau sạch nức tiếng Hội An
Làng rau Trà Quế làng rau sạch nức tiếng Hội An

Vị trí: Thôn Trà Quế, Cẩm Hà cách phố cổ Hội An khoảng 4km 

  • Làng lụa Hội An

Tái hiện lại cuộc sống của nghệ nhân dệt, ghé thăm làng lụa Hội An giúp du khách gần xa hiểu thêm về nguồn gốc hình thành “con đường tơ lụa trên biển” vào thế kỷ 17. Đặc biệt là khám phá công đoạn cụ thể cho ra đời những tấm lụa mềm mại từ việc trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ đến kéo tơ, dệt lụa. Đến đây chắc hẳn bạn không còn phải lo lắng du lịch Hội An có gì rồi phải không nào?

Thưởng ngoạn cảnh đẹp trên dòng sông Thu Bồn

Xuất phát từ bến thuyền trên đường Bạch Đằng, ngồi trên ghe dọc sông Thu Bồn, cảnh vật đôi bờ lần lượt hiện lên đẹp tựa tranh vẽ. Những cồn cát, ruộng đồng, núi non hùng vĩ, đặc biệt là cảnh hoàng hôn bên sông Thu Bồn đẹp lịm tim sống ảo thì còn gì bằng.

Hội An có các lễ hội đặc sắc

Lễ hội đêm rằm phố cổ

Diễn ra vào ngày 14 Âm lịch hàng tháng, lễ hội đêm rằm phố cổ hay còn gọi là lễ hội hoa đăng thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Dưới ánh đèn lung linh về đêm trên phố, người người nhà nhà đua nhau thả đèn hoa đăng bên bờ sông với mong muốn may mắn, bình an và sức khỏe. Nhiều cặp đôi du lịch Hội An tham gia thả đèn với nguyện ước về một tình yêu chung thủy, bền vững.

Không gian lung linh của lễ hội đêm rằm phố cổ
Không gian lung linh của lễ hội đêm rằm phố cổ

Lễ hội đèn lồng 

Vào dịp Tết Trung Thu Hội An lại diễn ra lễ hội đèn lồng vô cùng sôi động. Khắp các con phố cổ Hội An đều được trang trí những chiếc đèn lồng sáng rực, người dân và du khách đổ ra đường hòa chung không khí, cùng nhau xem múa lân, rước đèn, phá cỗ,… 

Lễ hội làng gốm Thanh Hà

Du lịch Hội An có gì vào mùa lễ hội? Tới Hội An vào ngày 10 tháng 7 Âm lịch bạn sẽ được chiêm ngưỡng nghi lễ giỗ tổ nghề gốm trong lễ hội làng gốm Thanh Hà. Bên cạnh đó lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc như múa lân, các trò chơi về gốm diễn ra cực kỳ sôi nổi. 

Lễ hội Cầu Bông

Một lễ hội độc đáo khác tại Hội An cũng không kém phần hấp dẫn đó là lễ hội Cầu Bông tổ chức vào ngày 7 tháng Giêng Âm lịch. Khách du lịch đến với lễ hội được trải nghiệm đóng vai thành người nông dân trồng rau đích thực, trổ tài khéo tay qua các cuộc thi trang trí, bày biện rau củ theo chủ đề. 

Lễ hội Cầu Bông nét đẹp trong văn hóa thuần nông tại Hội An
Lễ hội Cầu Bông nét đẹp trong văn hóa thuần nông tại Hội An

Lễ tế Cá Ông

Lễ hội truyền thống lớn nhất Hội An lễ tế Cá Ông diễn ra vào giữa tháng 3 Âm lịch hàng năm. Đây là dịp để ngư dân bày tỏ lòng biết ơn đối với Cá Ông đã đem lại  mùa đánh bắt bội thu, sóng yên biển lặng để dân chài ra khơi trở về an toàn. Nghi lễ tế Cá Ông thiêng liêng tổ chức trong đêm, tàu thuyền trang trí đèn lồng rực rỡ. Rạng sáng hôm sau thì hàng loạt tàu thuyền sẽ cùng làm lễ rước trên biển. 

Lễ rước Long Chu 

So với các lễ hội khác tại Hội An thì lễ rước Long Chu – lễ hội thuyền rồng diễn ra vào 2 dịp trong năm là rằm tháng Giêng và rằm tháng 7. Lễ hội mang đậm ý nghĩa tâm linh với ý nghĩa rước vua chúa để xua đuổi tà ma, bảo vệ người dân được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

Ngoài ra, Hội An còn có các lễ hội độc đáo không kém phần hấp dẫn khác như lễ vía bà Thiên Hậu (23/3 Âm lịch) cầu cho mưa thuận gió hòa, thương lái làm ăn yên ổn, lễ Vu Lan báo hiếu (15/7 Âm lịch) quy mô lớn với hoạt động tắt điện, thả đèn hoa đăng vào đúng 7h tối tạo nên một khung cảnh rực rỡ và yên bình cho cả khu phố cổ, lễ vía bà Thu Bồn (12/2 Âm lịch),…

Lễ Vu Lan báo hiếu
Lễ Vu Lan báo hiếu thả đèn hoa đăng rực rỡ tại Hội An

Hội An có ẩm thực phong phú hút hồn thực khách

Du lịch Hội An có gì khiến bạn phải xách ba lô lên và đi? Hội An có thiên đường ẩm thực với những món ăn ngon nổi tiếng 3 miền phải kể đến như:

Cơm gà Hội An

Đặc sản dành riêng cho team mê gà khi đến với Hội An đó chính là cơm gà. Mẹt cơm gà Hội An đủ sắc đủ vị bao gồm thịt gà mái tơ luộc vừa tay béo ngậy, mọng nước, cơm thơm vàng ươm bắt mắt nấu với nước gà và nghệ, đu đủ chua, rau sống và một chén nước dùng đậm đà trộn tim, gan, cật gà.

Các quán cơm gà ngon tại Hội An gợi ý cho bạn: Cơm gà bà Thuận số 685/4, Hai Bà Trưng, Cơm gà Bà Buội 26 Phan Châu Trinh, Cơm gà Bà Hương hẻm Sica, Cơm gà A Tý 25-27 Phan Chu Trinh.

Cơm gà Hội An đặc sản trứ danh 3 miền
Cơm gà Hội An – đặc sản trứ danh 3 miền

Cao lầu

Tiếp thu tinh hoa từ ẩm thực Trung Quốc và Nhật Bản, người Hội An sáng tạo ra món cao lầu mang một màu sắc riêng biệt. Sợi cao lầu dai dai, nước sốt đậm đà đặc trưng ăn sẽ kèm rau sống, bánh phồng kiểu Việt, ớt xanh thì còn gì tuyệt vời bằng.

Không khó để bạn tìm quán ăn cao lầu Hội An từ hàng gánh lề đường đến các nhà hàng trên đường Trần Phú. Trong đó cao lầu nổi tiếng nhất là ở quán Bà Bé trong chợ Hội An.

Bánh bao, bánh vạc

Đây là 2 loại bánh phổ biến mà chỉ ăn ngon khi ở Hội An. Nhân bánh vạc làm từ tôm đất giã nhuyễn trộn với gia vị tiêu, tỏi, hành tím, sả… Nhân bánh bao làm từ thịt heo, nấm mèo, hành lá thái mỏng. 

Địa chỉ thưởng thức bạn có thể tận mắt chiêm ngưỡng quá trình kỳ công làm ra 2 loại bánh này là nhà hàng Bông Hồng Trắng số 533 đường Hai Bà Trưng, phường Cẩm Phổ, Hội An.

Bánh đập, hến xào

Du lịch Hội An có gì ngon chiều lòng mọi tín đồ ăn uống? Thử ngay miếng bánh đập giòn rụm tan trong miệng ăn kèm với hến xào lạ miệng tại Quán Lân – Cao Lầu & Bánh Đập số 80 Nguyễn Tri Phương, Hội An bạn nhé.

Bánh đập, hến xào món ngon lạ miệng gây thương nhớ mỗi khi tới Hội An
Bánh đập, hến xào món ngon lạ miệng gây thương nhớ mỗi khi tới Hội An

Chè bắp

Vị ngọt thanh tao, hương thơm tự nhiên của bắp mới bẻ, vị béo của nước cốt dừa làm nên thương hiệu chè bắp Hội An trứ danh được nhiều thực khách săn đón. Địa chỉ thưởng thức chè bắp cho bạn tham khảo: Chè Thanh Tâm số 7 Phan Đình Phùng, phường Sơn Phong, thành phố Hội An.

Bánh bèo Hội An

Cũng làm từ gạo nhưng bánh bèo Hội An khi ăn phải dùng đến “dao tre”. Cách ăn đặc biệt này chính là điểm nhấn tạo nên sự tò mò là lối ẩm thực mang đặc trưng của phố Hội. Bánh bèo Bà Mỹ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Minh An nhận được phản hồi tích cực từ thực khách.

Mì Quảng

Thoạt nhìn bề ngoài mì Quảng gần giống với cao lầu nhưng khi nếm thử bạn sẽ thấy khác hẳn. Bát mì Quảng đầy ụ tôm, thịt, trứng cút… thấm đẫm gia vị ăn kèm rau sống và bánh tráng nướng giòn rụm ngon nuốt lưỡi. 

Tiệm mì Quảng ngon gợi ý: Mì Quảng Chú Hai số 6A Trương Minh Lượng, quán bà Minh Khu Cẩm Hà, mì quảng Dì Hát số 6 Phan Châu Trinh

Đặc sản mì Quảng ngon nhức nhối nhất định phải thử
Đặc sản mì Quảng ngon nhức nhối nhất định phải thử

Hoành thánh

Ẩm thực du lịch Hội An có gì để lấp đầy chiếc bụng đói của bạn? Một tô hoành thánh nóng hổi nhiều vị cho bạn lựa chọn sẽ giúp bạn xua tan cơn đói sau một ngày vui chơi mệt nghỉ. Tùy theo sở thích cá nhân bạn có thể gọi hoành thánh súp, hoành thánh mì, hoành thánh chiên mix thịt heo, gà, tôm

Địa chỉ thưởng thức hoành thành chuẩn vị: Hoành thánh Anh Dũng số 14 Bà Triệu, Phường Cẩm Phổ, Hội An

Bánh tráng Hội An 

Tương tự bánh cuốn Thanh Trì Hà Nội, bánh tráng Hội An ngoài lớp bánh tráng mỏng và nhân mộc nhĩ có thêm tôm chấy. Trước khi ăn, người ta rưới thêm mỡ hành thơm phức lên trên ăn kèm chả hay giò lụa đều ngon. Ghé phố ẩm thực ven sông Hoài bạn sẽ được thưởng thức món bánh tráng thần thánh này đó.

Bánh xèo Hội An

Đặc sản chính hiệu của vùng đất phố Hội bánh xèo Hội An dùng gạo, tôm, thịt làm nguyên liệu chính. Bánh xèo ăn vào ngày mưa khiến bất cứ ai thưởng thức cũng đều phải tấm tắc khen ngon.

Địa chỉ thưởng thức: Bánh Xèo Cô Anh, sông Hoài số 59/32 đường 18 Tháng 8, phường Cẩm Phô, thành Phố Hội An

Bánh xèo Hội An nước chấm cực đỉnh khiến du khách thèm thuồng
Bánh xèo Hội An nước chấm cực đỉnh khiến du khách thèm thuồng

Hội An có đặc sản, đồ lưu niệm độc đáo làm quà tặng cho người thân, bạn bè

Đặc sản Hội An

  • Các loại bánh: bánh in, bánh đậu xanh, bánh ít lá gai, bánh xu xê… mỗi loại là một mùi vị khác nhau
  • Mắm Cẩm Thanh: đặc sản từ làng nghề truyền thống có tiếng trên thị trường dùng với cơm hay làm nước chấm đều ngon tuyệt hảo.
  • Tương ớt: cay nồng đặc biệt khó có nơi nào sánh kịp mua về làm quà tặng người thân thì hết ý
Một số đặc sản Hội An làm quà ý nghĩa tặng người thân, bạn bè
Một số đặc sản Hội An làm quà ý nghĩa tặng người thân, bạn bè

Quà lưu niệm đặc trưng của phố Hội

Du lịch Hội An có gì để bạn mua về làm quà tặng người thân, bạn bè? Ở Hội An có những món quà lưu niệm nhỏ nhỏ xinh xinh 

  • Đèn lồng: gọn nhẹ nhiều kiểu dáng và màu sắc thích hợp làm vật kỷ niệm, trang trí nhà. Du khách có thể tìm mua tại các cửa hàng Tuổi Ngọc, Ngọc Thu trên đường Trần Phú hay đường Lê Lợi giá không quá mắc chỉ vài chục ngàn một chiếc.
  • Tò he đất: sản phẩm gần gũi, độc đáo từ làng gốm Thanh Hà đậm chất Hội An với hình dáng dễ thương cho bạn tha hồ lựa chọn. Trên thân tò he đục lỗ nhỏ khi thổi tạo ra âm thanh nghe rất bắt tai.
  • Lụa: chất vải mềm mại, sáng mịn, hoa văn đẹp mắt hay các sản phẩm từ lụa như quần áo, túi xách, khăn lụa tơ tằm,… cũng là gợi ý quà tặng không tồi.

Du lịch Hội An có gì thú vị luôn là câu hỏi được cộng đồng du lịch quan tâm. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích cho mình. Chúc bạn có chuyến ghé thăm Hội An vui vẻ và đáng nhớ. 

Nội dung liên quan

All in one
Liên hệ