Kinh nghiệm du lịch Huế Siêu Tiết Kiệm – An Toàn cho du khách

Trên dải đất chữ S Việt Nam có một thành phố được mệnh danh là Xứ sở mộng mơ, nơi mà mọi thứ đều dịu dàng, yên bình, đó chính là Huế. Huế đẹp theo một cách rất riêng, vừa cổ kính, trang nghiêm vừa trữ tình, thơ mộng. Huế còn những điều gì mà bạn chưa biết, trong bài viết này, Kavo Travel dẫn bạn khám phá và bật mí kinh nghiệm du lịch Huế. Cùng đón đọc nhé. 

Toàn cảnh Thành phố Huế
Toàn cảnh Thành phố Huế

Du lịch Huế thời điểm nào? 

Huế là thành phố trực thuộc của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tùy vào từng thời điểm mà khí hậu ở đây có sự khác nhau. Vậy nên đi du lịch Huế thời điểm nào, kinh nghiệm du lịch Huế các mùa ra sao, hãy để Kavo Travel nói cho bạn nghe nhé. 

Nằm trong khu vực duyên hải miền Trung nên thời tiết của thành phố Huế là sự giao thoa của hai miền Bắc Nam: không lạnh giá như ngoài Bắc nhưng cũng không nắng nóng như trong Nam. Theo dự báo khí tượng hàng năm, thành phố Huế vào mùa mưa bão bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc khoảng tháng 11. Từ đây bạn có thể theo dõi thời tiết trước khi lên lịch vi vu Huế năm 2023. Theo kinh nghiệm du lịch Huế của Kavo Travel, bạn nên đi Huế trong khoảng giao mùa giữa xuân – hạ và thu – đông. Cụ thể là các tháng sau: 

Tháng 4, tháng 5

Đây là thời điểm kết thúc mùa xuân, bước vào giai đoạn mùa hè chớm nở. Khí hậu ôn hòa, dễ chịu, phù hợp cho mọi hoạt động tham quan, vui chơi. Đặc biệt, Festival Huế được tổ chức 2 năm/lần nhằm tôn vinh các di sản văn hóa. Nếu sắp xếp đi du lịch Huế trong khoảng thời gian này, bạn sẽ được tận mắt trải nghiệm mùa lễ hội cực kỳ hoành tráng, chắc chắn chuyến du lịch cũng sẽ trọn vẹn hơn rất nhiều đó. 

Festival Huế thu hút rất đông khách du lịch
Festival Huế thu hút rất đông khách du lịch

Tháng 10, tháng 11 

Tháng 10 đang độ thu “chín’. Thời điểm này, Thành phố Huế được “khoác” lên mình một màu tươi mới, tràn đầy “nhuận khí”. Khí hậu và thời tiết đều bình ổn nắng đẹp, phù hợp cho một chuyến du lịch Huế. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể du lịch Huế bất cứ khi nào tùy tình hình thực tế. Một số thời gian Kavo Travel liệt kê thêm để bạn có thêm lựa chọn trong kinh nghiệm du lịch Huế. 

  • Mùa hoa xứ Huế

Bên cạnh các công trình kiến trúc cổ kính, Huế còn được mẹ thiên nhiên gửi gắm muôn vàn sắc hoa cho cảnh quan thêm phần rực rỡ. Màu hồng nhạt của hoa ngô đồng vào tháng 3, màu đỏ cam của hoa phượng vào tháng 6, màu hồng phớt của hoa sen tháng 9,…Mỗi loài cây loài hoa là một nét đẹp riêng, tô điểm cho Huế một cảnh sắc nên thơ xốn xang lòng người. 

  • Mùa du lịch biển 

Huế nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mùa hè vẫn có chút nắng nóng. Tuy vậy, chính thời điểm này, lượng du khách đến Huế tăng cao đột biến bởi nhu cầu đi biển tránh nóng. Đắm chìm trong làn nước mát của biển hay nằm dài thư giãn trên biển thì không còn gì bằng, phải không nào? Hơn nữa, ở Huế còn có hệ thống đầm, phá, vậy nên nếu muốn tham quan những nơi này, du lịch Huế tháng 5 – tháng 7 là phù hợp nhất. 

  • Mùa đông của Huế 

Tuy không rực rỡ như mùa hè, không tươi mới như mùa xuân nhưng mùa đông xứ Huế lại có vẻ đẹp khác biệt. Những người hướng nội hay thích đi một mình thường chọn du lịch Huế vào đông. Thời điểm này, mọi thứ chậm lại, bình yên, lặng lẽ. Mặc áo ấm chụp cảnh tại những điểm tham quan nổi tiếng là một trải nghiệm thú vị đó đấy nhé. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch Huế của Kavo Travel, tháng 12 trời rét và mưa nhiều nên bạn cân nhắc kỹ cho chuyến đi của mình nhé. 

Mùa hoa Xứ Huế
Mùa hoa Xứ Huế

Các hình thức di chuyển khi du lịch Huế 

Có 3 hình thức di chuyển chính để đi du lịch Huế. Dưới đây, Kavo Travel sẽ nói cụ thể cho bạn về các phương tiện này dựa trên kinh nghiệm du lịch Huế đã từng đi trước đây. 

Đường bộ (Xe ô tô, xe khách) 

Các tuyến đường bộ hiện nay đều thông suốt, dễ dàng đi lại khắp mọi miền Tổ quốc. Vậy nên nếu bạn có điều kiện có thể du lịch Huế bằng ô tô riêng. Xuất phát từ điểm bến xe Giáp Bát, bạn đi theo hướng Pháp Vân, sau đó chạy thẳng theo hướng cao tốc Pháp Vân  – Cầu Giẽ, đi tiếp đến cao tốc ở Ninh Bình, bạn rẽ phải và đi quốc lộ 10 và cứ thế chạy cung đường 1A đến Thành phố Huế. 

Xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh có hai đường đi. Tuyến đường 1 đi theo quốc lộ 14 (đi qua Tây Nguyên). Tuyến đường 2 chạy theo cung đường quốc lộ 1A dọc các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. 

Bạn có thể lựa chọn đi xe khách. Hiện nay có rất nhiều hãng xe giường nằm chất lượng cao cấp. Một số xe khách Kavo Travel  giới thiệu cho bạn: 

Từ Hà Nội – Huế: Đức Thịnh, Hoàng Long, Camel Travel, Queen Cafe Open Bus,… Giá vé từ 320.000 – 500.000 đồng. 

Từ TP. HCM – Huế: Phi Long, Phước Thạnh, Phương Ty, Hoàng Long, Dũng Hường,… Giá vé từ 500.000 – 550.000 đồng.

Từ Đà Nẵng – Huế: Văn Thông, The Sinh Tourist, PH Limousine, HAV Travel, Duy Tân Limousine,…. Giá vé từ 180.000 – 2000.000 đồng. 

Lựa chọn ô tô để di chuyển đến Huế
Lựa chọn ô tô để di chuyển đến Huế

Đường sắt: Tàu hỏa 

Hình thức di chuyển tiếp theo là đường sắt, phương tiện tàu hỏa. Đi du lịch Huế bằng tàu khá thú vị, bạn có thể thong dong ngắm cảnh hai bên đường, không sợ bị tắc đường như đi đường bộ. Hơn nữa, bạn còn tranh thủ chụp những bức ảnh xinh xắn trên chuyến tàu đi du lịch Huế nữa đấy. Giá vé tàu hỏa đi từ Hà Nội dao động khoảng 300.000 đến 955.000/ người/lượt. Giá vé tàu đi từ TP.HCM trong tầm 400.000 – 1.050.000/người/lượt. 

Đường hàng không 

Nếu bạn muốn đến Huế nhanh chóng có thể chọn đi đường hàng không, cụ thể là máy bay. Ở Huế có sân bay Phú Bài, thuận tiện cho việc đi lại và đón tiếp khách thập phương. Với giá vé khá “hạt dẻ”, du khách có thể “bay lượn” trên bầu trời để tới Huế. Chỉ mất khoảng 30 phút, chuyến đi từ TP.HCM đến Huế hạ cánh. Giá vé khoảng 400.000 đồng/chiều. Những ai bay từ Hà Nội đến Huế mất khoảng 1 tiếng đồng hồ với giá vé dao động 700.000 – 830.000 đồng/chiều. 

Sau khi xuống sân bay Phú Bài, bạn có thể gọi taxi hoặc xe trung chuyển của sân bay. 

Đường sắt đến Huế
Đường sắt đến Huế

Các phương tiện di chuyển ở Huế 

Tùy vào địa điểm du lịch ở Huế, bạn có thể chọn đi các phương tiện sao cho thuận lợi nhất và phù hợp để tham quan cảnh sắc nơi đó. 

Xe máy: Là một thành phố lớn với nhiều di sản và các địa điểm du lịch, việc lựa chọn thuê xe máy để đi lại giữa các điểm tham quan là vô cùng hợp lý. Giá thuê khá “hạt dẻ” chỉ từ 100.000 đồng/xe/ngày. Dễ nhất, bạn có thể thuê xe máy tại khách sạn, homestay mà bạn đang lưu trú, ở đây luôn có sẵn xe máy để phục vụ nhu cầu đi lại. 

Taxi: Bạn có thể chọn taxi để đi du lịch đến các địa điểm nổi tiếng. Taxi ở Huế khá nhiều và sẵn sàng đón chở khách bất cứ khi nào bạn muốn. Một số hãng taxi bạn có thể tham khảo: taxi Đông Ba, taxi Phú Xuân, taxi Thành Công,…

Xe ô tô: Phương tiện này phù hợp cho các nhóm gia đình bởi sự tiện lợi và an toàn. Nếu bạn đã có bằng lái, bạn có thể tự thuê xe và chở gia đình đến các địa điểm tham quan ở Huế. 

Xích lô: Giống như Hà Nội, Huế cũng là một thành phố du lịch. Vậy nên phương tiện xích lô vẫn hoạt động để phục vụ nhu cầu của du khách. Với giá vé chỉ từ 15.000 đồng/người/giờ, chuyến khám phá Huế vô cùng thú vị đó. Vừa ngắm cảnh vừa được nghe các bác các cô kể những câu chuyện lịch sử chắc chắn sẽ khiến bạn thích mê. 

Trải nghiệm di xích lô khi du lịch Huế
Trải nghiệm di xích lô khi du lịch Huế

Lưu trú khi du lịch Huế 

Vốn là nơi có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh, vậy nên tỉnh Thừa Thiên – Huế nói chung và Thành phố Huế nói riêng tập trung đẩy mạnh các dịch vụ du lịch nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Trong bài viết kinh nghiệm du lịch Huế này, Kavo Travel gợi ý cho bạn một vài khách sạn, homestay để bạn dễ dàng chọn lựa được nơi nghỉ ngơi thích hợp nhất nhé. 

  • Khách sạn 

Khách sạn ở Huế khá đa dạng. Tốt nhất bạn nên chọn những khách sạn từ 3 sao trở lên bởi giá cả phù hợp và chất lượng dịch vụ “ổn áp”. Các khách sạn 3 sao như Jade Scene Hotel, Sapphire Hotel Hue, La Paix Hue, Hotel La Perle,… Các khách sạn 4, 5 sao gồm Senna Hue Hotel, Melia Vinpearl Hue, Indochine Place, La Vela Hue Hotel,… Giá phòng chỉ từ 5000.000 đồng/đêm, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc nhé. 

  • Homestay 

Homestay phù hợp với nhiều bạn trẻ bởi sự tiện nghi và giá cả phải chăng. Bạn có thể dừng chân và lưu trú tại một số homestay sau: Mika Homestay Hue, Bamboo Homestay Hue, Sahi Homestay Retreat Hue, Lagom Homestay,… Nếu ngân sách của bạn không quá lớn, homestay là lựa chọn hợp lý với giá phòng chỉ từ 150.000 đồng/đêm. 

  • Resort 

Với hình thức ở này sẽ phù hợp cho những người đi theo gia đình hoặc có ngân sách lớn. Resort là nơi nghỉ dưỡng hoàn hảo, thư giãn giữa thiên nhiên mộng mơ của Huế, tận hưởng không khí bình yên. Vì vậy giá ở đây khá cao, dao động từ 1.500.000 đồng/đêm. Một số resort bạn có thể tham khảo như Resort Angsana Lăng Cô Huế, Pilgrimage Resort & Spa Hue, Alba Wellness Resort Hue, Riverside Boutique Resort & Spa Hue,…

Khách sạn ở Huế sang trọng đầy đủ tiện nghị
Khách sạn ở Huế sang trọng đầy đủ tiện nghị

Những địa điểm du lịch Huế nhất định phải đi 

Huế nổi tiếng với những di sản để lại của triều đại phong kiến cùng với 5 danh hiệu UNESCO công nhận, nơi đây quả thực quá nhiều địa điểm thu hút khách du lịch. Trong bài viết kinh nghiệm du lịch Huế này, Kavo Travel sẽ cùng bạn khám phá những địa điểm du lịch Huế mà bạn nhất định phải đi nhé. 

Quần thể Kinh thành Huế

Hoàng thành (hay còn gọi là Đại Nội) được xây dựng vào năm 1804, là vòng thứ 2 trong quần thể Kinh thành Huế có nhiệm vụ bảo vệ các cung điện quan trọng của triều đình. Vòng thành trong cùng của Kinh thành Huế là Tử Cấm Thành, nơi này có các cung điện của vua và hoàng gia sinh hoạt hàng ngày. 

Hoàng thành chia làm nhiều khu vực, đặc biệt là khu vực cử hành lễ gồm nhiều công trình nổi tiếng: 

  • Ngọ môn: cửa chính của Hoàng thành. Từ thời vua Minh Mạng, nơi đây thường diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như lễ Truyền lô, lễ Ban Sóc,…
  • Thái Hòa điện: cứ vào ngày 1 và 15 âm lịch diễn ra các cuộc lễ Đại triều. 
  • Khu vực các miếu thờ được đặt dọc theo đường vào Hoàng thành gồm Triệu Tổ miếu, Thái Tổ miếu, Hưng Tổ miếu, Thế Tổ miếu
  • Khu vực học tập và giải trí dành cho các Hoàng tử như vườn Cơ Hạ, điện Khâm văn,…
  • Khu vực Tử Cấm Thành với các cung điện nhỏ gồm: Cần Chánh Điện (nơi tổ chức lễ Thường triều), Càn Thành Điện (nơi vua ở), Khôn Thái Điện ( nơi ở của Hoàng Quý Phi), Kiến Trung Điện (nơi ở của vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu) 
  • Nhà đọc sách 

Vốn dĩ quần thể Kinh thành Huế rộng lớn với hàng trăm các công trình kiến trúc lớn nhỏ. Nhưng trải qua nhiều biến động của thời cuộc, đến nay khu vực Đại Nội chỉ còn lại ít ỏi dấu tích lịch sử. 

Một góc của Kinh thành Huế
Một góc của Kinh thành Huế

Quốc Tử Giám 

Địa chỉ: Số 1, Đường 23 tháng 8, Thành phố Huế

Quốc Tử Giám là Đại học Quốc Gia do triều đình mở ra để đào tạo nhân tài. Ban đầu quy mô kiến trúc của trường khá nhỏ. Đến tháng 3 năm 1820, trường phát triển to lớn hơn và được vua Minh Mạng đổi tên thành Quốc Tử Giám. Nơi đây đã rèn luyện không ít các sĩ tử. Mọi hoạt động học tập diễn ra tại Quốc Tử Giám Huế kéo dài đến năm 1945 – thời điểm triều đình nhà Nguyễn chấm dứt vai trò lịch sử của mình). 

Hiện nay, địa điểm này đã trở thành Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1993, UNESCO công nhận Quốc Tử Giám Huế là Di sản thế giới. 

Trường Quốc Tử Giám từ trên cao
Trường Quốc Tử Giám từ trên cao

Điện Long An 

Địa chỉ: đường Lê Trực, phường Đông Ba, Thành phố Huế

Điện Long An được xây dựng dưới thời vua Thiệu Trị (1845). Đây là nơi vua Thiệu Trị thường lui tới để nghỉ ngơi, đọc sách, làm thơ. Năm 1913, Điện Long An trở thành nơi tập hợp các hiện vật liên quan đến tỉnh Thừa Thiên Huế và văn hóa nghệ thuật thời Nguyễn. Năm 1923, vua Khải Định dùng Điện Long An làm Bảo tàng Khải Định. Nơi đây sưu tầm hàng trăm các đồ vật cổ. Đến nay, Điện Long An trở thành Bảo tàng Cung đình Huế. 

Điện Long An hiện tại là Bảo tàng Cung Đình Huế
Điện Long An hiện tại là Bảo tàng Cung Đình Huế

Chùa Thiên Mụ 

Địa chỉ: đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, Thành phố Huế

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa của người Chăm, bắt đầu khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên – Nguyễn Hoàng. Chùa Thiên Mụ tọa lạc trên ngọn đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương. Ngôi chùa thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan bởi kiến trúc cổ kính, uy nghiêm. 

Đặc biệt, trong chùa có tháp Phước Duyên với chiều cao 21m, 7 tầng. Mỗi tầng đều thờ tượng Phật, tầng cao nhất thờ tượng Phật bằng vàng. Chùa Thiên Mụ ngày một hoàn thiện dưới thời vua Thiệu Trị. Tên chùa gắn liền với truyền thuyết được truyền miệng của người dân địa phương về một cô gái. Khi chúa Nguyễn Hoàng đến vùng này và nghe kể lại đã tin rằng cô gái đó là người trời nên gọi là chùa Thiên Mụ hoặc Linh Mụ (Bà Chúa linh thiêng).

Chùa Thiên Mụ - ngôi chùa hơn 400 năm tuổi
Chùa Thiên Mụ – ngôi chùa hơn 400 năm tuổi

Xem thêm: 

Sông Hương 

Địa chỉ: trục đường Trần Hưng Đạo và Lê Lợi, trung tâm Thành phố Huế 

Sông Hương dài 80km, chảy qua nhiều cánh rừng thảo mộc đầy ắp hương thơm của cỏ cây hoa lá. Mùi hương trên dòng sông ấy thơm thoang thoảng nhẹ nhàng đem vào Thành phố Huế. Tên gọi sông Hương ra đời từ đó. Làn nước xanh ngọc, trong veo của sông Hương thướt tha như một cô gái. Cảnh sắc ven sông tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng không nơi nào có được. 

Đến đây, bạn có thể thưởng ngoạn sông Hương khi đi du thuyền, thưởng thức ca Huế, ngắm cảnh hoàng hôn hay ngắm cầu Tràng Tiền rực rỡ ánh đèn khi đêm xuống. Phải tận mắt chứng kiến vẻ đẹp sông Hương mới hiểu vì sao nơi đây luôn là điểm đến du lịch quen thuộc của bạn bè trong nước và quốc tế. 

Một góc tuyệt đẹp của Sông Hương
Một góc tuyệt đẹp của Sông Hương

Cầu Tràng Tiền 

Địa chỉ: thuộc phường Phú Hội, trung tâm Thành phố Huế

Hà Nội có cầu Long Biên thì Huế có cầu Tràng Tiền với bề dày lịch sử. Cầu bắc qua con sông Hương hiền hòa. Vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng của cầu Tràng Tiền đã thu hút không ít khách du lịch đến đây check in và ngắm cảnh. 

Cầu có chiều dài 402,6m, gồm 6 nhịp dầm thép có dạng vành lượng. Với việc được xây dựng theo kỹ thuật và vật liệu phương Tây, cầu là niềm kiêu hãnh của người dân xứ Huế. Trải qua cuộc chiến kháng chiến chống Pháp, cầu đã phải trùng tu, sửa chữa rất nhiều lần. Đến nay, cây cầu vẫn giữ được nét đẹp riêng của nó. 

Cầu Tràng Tiền với bề dày lịch sử
Cầu Tràng Tiền với bề dày lịch sử

Chợ Đông Ba

Địa chỉ: số 2, đường Trần Hưng Đạo, phường Phú Hòa, thành phố Huế 

Du lịch Huế nếu không ghé thăm chợ Đông Ba để mua sắm thì quả là thiếu sót. Chợ Đông Ba không chỉ là khu chợ bán đồ dùng, thực phẩm mà còn mang giá trị văn hóa và lịch sử cao. Ban đầu chợ có tên là Quy Giả Thị, đến năm 1887 (dưới thời vua Đồng Khánh) chợ được đổi tên thành chợ Đông Ba. 

Chợ nằm ngay giữa cầu Gia Hội và cầu Tràng Tiền trong trung tâm thành phố nên không khó để tìm đến khu chợ này. Theo kinh nghiệm du lịch Huế từ Kavo Travel, bạn nên đi từ 3h chiều bởi thời tiết dễ chịu, mát mẻ. Đặc biệt trong chợ có rất nhiều đặc sản ngon, bạn đừng quên thử nhé. 

Chợ Đông Ba mang giá trị văn hóa và lịch sử cao
Chợ Đông Ba mang giá trị văn hóa và lịch sử cao

Đồi Vọng Cảnh 

Địa chỉ: số 102, đường Huyền Trân Công Chúa, xã Thúy Biểu, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đồi Vọng Cảnh cách thành phố Huế 7km về phía Nam. Nơi đây được mệnh danh là “cặp mắt thần của cố Đô”. Diện tích đồi không quá lớn nhưng được bao phủ một màu xanh dịu mát của cây cối. 

Khí hậu trên đồi se lạnh vào buổi sáng và mát mẻ vào ban ngày. Đồi Vọng Cảnh thích hợp làm nơi check in cho các tín đồ mê chụp ảnh bởi cảnh sắc thiên nhiên quá đỗi tuyệt đẹp. Đặc biệt, đứng trên đỉnh đồi có thể ngắm trọn vẹn hoàng hôn trên đất Huế. Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông Hương nằm e ấp dưới chân đồi. 

Một góc rất "chill" ở đồi Vọng Cảnh
Một góc rất “chill” ở đồi Vọng Cảnh

Các khu lăng tẩm 

Khu lăng tẩm Huế – nơi an nghỉ của những vị vua triều Nguyễn, thu hút khách du lịch nhờ kiến trúc tinh xảo đầy nghệ thuật cùng nhiều bí ẩn thú vị và ý nghĩa. Trong quần thể khu lăng tẩm gồm có 7 lăng trong số 13 vị vua của triều đại này. Mỗi khu lăng với kiểu kiến trúc riêng biệt thể hiện đúng những nét tính cách đặc trưng của các vị vua trị vì. Khung cảnh khu lăng tẩm vừa bề thế, trang nghiêm đan xen sự cổ kính, “ru hồn” khách du lịch hồi ức về một quá khứ đầy tính lịch sử. 

Khu lăng tẩm gồm: lăng Khải Định, lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Dục Đức, lăng Thiệu Trị, lăng Đồng Khánh. 

Khu lăng tẩm Huế
Khu lăng tẩm Huế

Đồi Thiên An – Hồ Thủy Tiên 

Địa chỉ: xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. 

Đồi Thiên An Huế đẹp tựa như khung cảnh lãng mạn trong các bộ phim Hàn Quốc. Đồi cách trung tâm Thành phố Huế 10km nên dễ dàng di chuyển. Dọc hai bên đồi là hàng thông xanh rì cùng con đường uốn lượn kéo dài. Nơi đây phù hợp cho mọi nhà đi dã ngoại để tận hưởng bầu không khí trong lành, yên bình. 

Gắn liền với đồi Thiên An là hồ Thủy Tiên. Công viên nước Hồ Thủy Tiên được xây dựng vào năm 2004 với một công trình đồ sộ như thủy cung, sân khấu nhạc, du thuyền, nhà hàng,…Nhưng cũng không biết lý do gì mà đến năm 2011 nơi đây dừng hoạt động và bị bỏ hoang. Đến nay Hồ Thủy Tiên thu hút một lượng du khách lớn thích chinh phục sự kỳ bí. Những lớp rêu phong, khu tường sơn cũ kỹ của công viên Thủy Tiên khiến nơi này mang vẻ đẹp cuốn hút, ma mị. 

Đồi Thiên An đẹp như một bức tranh
Đồi Thiên An đẹp như một bức tranh

Biển Thuận An 

Địa chỉ: Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, thành phố Huế. 

Chỉ mất khoảng 20 phút đi xe đi từ trung tâm thành phố Huế là đã đến biển Thuận An. Theo kinh nghiệm du lịch Huế của Kavo Travel, nếu bạn đi Huế vào mùa hè, nhất định phải đi biển Thuận An. Biển Thuận An là một trong những bãi biển đẹp nhất tại Huế với vẻ hoang sơ cùng bờ cát trắng mịn và nước biển trong xanh. Không còn gì tuyệt vời bằng khi bạn được ngâm mình trong làn nước mát và check in những bức hình xinh đậm chất mùa hè. 

Gần biển Thuận An có hai khu vực bạn có thể tham quan, đó là Trấn Hải Đài và Miếu thờ Thai Dương phu nhân. Trấn Hải Đài là nơi đóng quân của đồn Biên phòng cửa khẩu cảng được xây dựng từ thời vua Gia Long. Miếu thờ Thai Dương phu nhân (vợ của thần biển) đã tồn tại hơn trăm năm nên rất linh thiêng. Du khách có thể ghé thăm để cầu sức khỏe, bình an. 

Vẻ đẹp xao xuyến của biển Thuận An
Vẻ đẹp xao xuyến của biển Thuận An

Đầm Lập An 

Địa chỉ: huyện Phú Lộc, nằm cạnh quốc lộ 1A, tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Đầm Lập An có diện tích khoảng 800ha, nằm giữa Huế và Đà Nẵng. Nơi đây mang nét đẹp hoang sơ nhưng đầy quyến rũ. Khi du lịch Huế và ghé thăm đầm Lập An lúc nào cũng “hớp hồn” du khách bởi suốt 12 tháng là đều mang những vẻ đẹp, những sắc thái riêng biệt. Bao quanh đầm Lập An là núi non hùng vĩ, dòng nước mát mẻ trong xanh. Mỗi sáng sớm ánh nắng chiếu rọi xuống làn nước tạo nên hình ảnh lập lờ, thơ mộng. 

Một sáng cuối tuần, bạn có thể cùng người thân bạn bè đến đầm Lập An để giảm stress sau những ngày tháng công việc căng thẳng. Đi dạo quanh đầm là một trải nghiệm bạn nên thử. Hơn nữa quang cảnh nơi này khá thoáng đãng để bạn “thả dáng” cho một bức hình xinh đẹp. 

Vẻ đẹp thơ mộng của đầm Lập An
Vẻ đẹp thơ mộng của đầm Lập An

Ăn gì khi du lịch Huế 

Đi du lịch Huế “đã đời” thì bạn cũng đừng quên phải ăn cho đã đời nhé. Ở Huế có rất nhiều  món ăn ngon gây thương nhớ cho thực khách. Kho tàng ẩm thực Huế vô cùng đặc sắc bởi sự kết hợp hài hòa giữa hương vị bình dân và hương vị đặc trưng từng vùng. Trong bài viết kinh nghiệm du lịch Huế, Kavo Travel gợi ý cho bạn những món ăn ngon nhất định bạn phải thưởng thức.

Bún bò Huế 

Bún bò Huế không chỉ là một cái tên, đó còn là cả một thương hiệu mang đậm hương vị Huế. Tuy nhiên, bún bò Huế khi lan rộng khắp các tỉnh thành, mùi vị sẽ có chút thay đổi tùy vào khẩu vị mỗi vùng miền. Du khách nên trực tiếp thưởng thức bún bò Huế tại Huế. 

Thành phần trong bún bò Huế gồm bún, thịt bắp bò, giò heo. Sự thơm ngon và đặc trưng nhất chính là nước dùng màu đỏ, vị sả. Một số địa chỉ quán ngon: bún bò Huế bà Tuyết, bún bò O Phụng – chú Vọng, quán Cẩm, quán Mệ Kéo,…

Bún bò Huế - món ăn chinh phục mọi thực khách
Bún bò Huế – món ăn chinh phục mọi thực khách

Cơm Hến

Nhắc đến đặc sản Huế, không thể bỏ qua món cơm Hến. Nguyên liệu chính là cơm nguội trộn cùng hến xào qua dầu, nước hến, mắm ruốc, rau bắp cải, tóp mỡ, cùng các gia vị khác. Thông thường, món ăn cần được ăn nóng ngay sau khi chế biến. Nhưng với cơm hến tất cả mọi thứ đều phải để nguội. Duy nhất chỉ có nước hến nóng để khi ăn chan vào cơm

Món cơm chế biến đơn giản nhưng lại khiến bạn no nê cái bụng. Một số quán cơm hến ngon như: cơm hến O Nở, cơm hến Hoa Đông, cơm hến Bà Cam,…

Cơm hến - món ăn độc lạ của Huế
Cơm hến – món ăn độc lạ của Huế

Bánh bột lọc Huế 

Chắc hẳn chưa có loại bánh nào có thể “vượt mặt” bánh bột lọc Huế về độ ngọn và độ phủ thương hiệu rộng khắp cả nước. Món bánh này chinh phục hầu hết được các thực khách bởi hương vị thơm ngon và nguyên liệu cũng dễ tìm kiếm. Thành phẩm của món ăn này là lớp vỏ bánh trong suốt, nhân bánh đầy đủ thịt, tôm, hành lá đậm gia vị đặc trưng.

 

Sự hoàn hảo của món ăn còn nằm ở nước chấm kèm. Chỉ với mắm, đường, nước lọc, tỏi băm, ớt nhưng lại cho ra bát nước chấm “dậy” mùi vị. Chắc chắn rằng, một đĩa bánh bột lọc chuẩn vị sẽ khiến du khách không thể chối từ. Một số địa điểm bán bánh nổi tiếng: quán O Giàu, quán Bà Cư, quán Bà Đỏ, quán Thúy,…

Bánh bột lọc Huế
Bánh bột lọc Huế

Bánh canh Nam Phổ 

Đúng như tên gọi, bánh canh Nam Phổ bắt nguồn từ làng Nam Phổ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Từ một món ăn của vùng quê nhỏ với hương vị đậm đà thơm ngon truyền từ đời này đến đời khác, đến nay, bánh canh Nam Phổ trở thành món đặc sản ở Huế. 

Nguyên liệu cho món ăn đơn giản chỉ gồm bánh canh, tôm, cua chả và một số gia vị khác. Tuy nhiên để làm ra món ăn này cần rất nhiều công đoạn và sự tỉ mỉ của người đầu bếp. Một số cửa hàng bán ngon như: bánh canh O Thu, bánh canh chợ Đông Ba, bánh canh O Hằng,…

Bánh canh Nam Phổ thơm ngon hấp dẫn
Bánh canh Nam Phổ thơm ngon hấp dẫn

Chè Huế 

Món ăn cuối cùng trong danh sách những món ăn nhất định bạn phải thử chính là chè Huế. Tuy chè Huế là món ăn dân dã nhưng hương vị thơm ngọt, béo ngậy khiến bất cứ ai cũng thích mê. Một số quán chè nổi tiếng: chè Cầm, chè Cung đình Huế, chè Huế hẻm, quán chè ông Lạc,…

Chè - món ăn dân dã ở Huế
Chè – món ăn dân dã ở Huế

Đặc sản mang về làm quà khi du lịch Huế 

Khi du lịch Huế chắc chắn bạn không thể quên mua quà dành tặng cho người thân, bạn bè. Ở Huế có khá nhiều thứ hay ho thú vị để bạn có thể mua. Trong bài viết kinh nghiệm du lịch Huế này, Kavo Travel  giới thiệu cho bạn một số đặc sản và quà lưu niệm đem về. Là thành phố du lịch nên nơi nào cũng bán, bạn thuận tiện ở đâu thì mua ở đấy đều được. 

  • Đặc sản: kẹo mè xửng, nem và tré Huế, các loại mắm Huế 
  • Quà lưu niệm: nón Huế, tranh thêu
Nón lá Huế
Nón lá Huế

Lưu ý khi du lịch Huế 

  • Nếu bạn có dự định đi du lịch Huế vào tháng 4, tháng lễ hội thì đừng quên đặt vé, đặt phòng khách sạn sớm nhé. Bởi khoảng thời gian này rất đông du khách đổ về gây nên tình trạng “cháy” phòng khách sạn, homestay. 
  • Quần thể cố đô – kinh thành Huế có diện tích rộng với rất nhiều địa điểm tham quan, bạn hãy lên danh sách những nơi cần đến và sắp xếp tuyến đường đi sao cho hợp lý nhất nhé
  • Người dân Huế thích ăn cay, hầu như món ăn nào cũng cho vị cay. Nếu không ăn cay bạn nhớ dặn người bán gia giảm độ cay cho phù hợp với khẩu vị nhé. 
  • Trước khi mua sắm, sử dụng dịch vụ bạn hãy hỏi giá cả trước và trả giá để tránh bị nói thách. 
Thành phố Huế ngập tràn sắc xanh
Thành phố Huế ngập tràn sắc xanh

Bài viết đã tổng hợp đầy đủ kinh nghiệm du lịch Huế. Kavo Travel  hy vọng bạn có thể dễ dàng lên kế hoạch và sắp xếp hợp lý cho chuyến đi để hành trình đến Huế trở nên trọn vẹn và ý nghĩa.

Nội dung liên quan