Chùa Tam Chúc ở đâu? Những điều bạn cần biết khi du lịch Tam Chúc

Được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất thế giới, chùa Tam Chúc vào mỗi dịp đầu xuân năm mới thu hút rất đông du khách đến tham quan và cầu tự. Chùa Tam Chúc ở đâu, quần thể chùa có những địa điểm nào đẹp? Cùng Kavo Travel tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé. 

Toàn cảnh chùa Tam Chúc
Toàn cảnh chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc ở đâu? 

Theo bản đồ Việt Nam, chùa Tam Chúc được định vị tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Nơi đây cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, cách thành phố Phủ Lý (Hà Nam) khoảng 12km. Ngoài ra chùa Tam Chúc cách chùa Bái Đính chỉ khoảng 30km, vậy nên bạn có thể đi lễ chùa đầu năm ở cả hai địa điểm tâm linh này. 

Chùa Tam Chúc ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Chùa Tam Chúc ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Tổng quan về chùa Tam Chúc 

Chùa Tam Chúc nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc rộng đến 5100 ha. Chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh. Theo chia sẻ của người dân, sự ra đời của ngôi chùa gắn liền câu chuyện truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Xưa kia có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc đều xuất hiện 7 đốm sáng tựa 7 ngôi sao, chiếu rọi cả một vùng. Nhưng sau đó có người lên núi đục đẽo, chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày nên có 4 ngôi sao mờ dần rồi biến mất. Khu chùa mới được xây dựng trên nền móng cũ với công trình kiến trúc độc đáo gây ấn tượng với các du khách. 

Để tỏ lòng với những người đã có công phát triển Phật giáo Việt Nam, chùa Tam Chúc thờ các vị Sư Tổ Đạt Ma, thiền sư Nguyễn Minh Không, thiền sư Khuông Việt, hòa thượng Thích Thanh Tứ, thiền sư Đỗ Pháp Thuận. 

Chùa Tam Chúc hiện nay được xây dựng thêm các công trình nhỏ khác. Mỗi một nơi thờ mỗi vị. Chùa Tam Chúc thờ Phật, chùa Ngọc thờ tượng A Di Đà, điện Tam Thế thờ Tam Thế tam thiên Phật – quá khứ, hiện tại, vị lai. Điện Pháp Chủ thờ tượng Thích Ca Mâu Ni, Điện Quan Âm thờ Quan Âm Bồ Tát. 

Khu quần thể du lịch Tam Chúc
Khu quần thể du lịch Tam Chúc

Hướng dẫn đến chùa Tam Chúc 

Câu hỏi “chùa Tam Chúc ở đâu” đã được Kavo Travel giải đáp. Vậy thì đường đến chùa Tam Chúc đi như thế nào, cùng đọc tiếp nhé.

Nếu đi bằng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô riêng, bạn xuất phát từ điểm Hà Nội, chạy dọc quốc lộ 1A qua cầu Giẽ. Tới Phủ Lý, bạn rẽ vào hướng cầu Châu Sơn, đi theo quốc lộ 21A chừng 15km là tới chùa Tam Chúc. 

Hoặc bạn có thể lựa chọn đi xe khách. Ở bến xe Giáp Bát có rất nhiều tuyến xe di chuyển thẳng đến chùa Tam Chúc. Chỉ mất khoảng 1 tiếng đồng hồ bạn đã đến nơi. 

Chỉ dẫn đường từ Hà Nội đi Tam Chúc
Chỉ dẫn đường từ Hà Nội đi Tam Chúc

Giá vé vào khu du lịch chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc mở cửa tự do cho mọi người đến tham quan và cầu tự. Tuy nhiên chùa khá rộng lớn, nhiều cảnh đẹp, vậy nên bạn hãy lựa chọn phương tiện di chuyển là thuyền hoặc xe điện để có thể khám phá khu quần thể chùa Tam Chúc trọn vẹn nhất nhé. 

Dịch vụ  Giá 
Xe điện  90.000 VNĐ/vé khứ hồi/khách
Thuyền loại thường  200.000VNĐ/khách
Thuyền loại VIP  240.000VNĐ/khách

Một lưu ý nhỏ, đối với trẻ em dưới 1m được miễn phí vé, trẻ em từ 1m trở lên tính giá vé như người lớn.

Bảng giá vé vào cửa khu du lịch Tam Chúc
Bảng giá vé vào cửa khu du lịch Tam Chúc

Các điểm tham quan chùa Tam Chúc 

Khuôn viên chùa Tam Chúc là một tổng thể nhiều công trình ấn tượng với lối kiến trúc đặc trưng. Bên cạnh giải đáp câu hỏi “chùa Tam Chúc ở đâu?”, Kavo Travel dẫn bạn đến các điểm tham quan nổi bật của chùa Tam Chúc. 

Cổng Tam Quan

Với lối kiến trúc truyền thống của đình chùa Việt, cổng Tam quan ở chùa Tam Chúc đứng sừng sững với 3 cánh cổng hoành tráng dẫn vào chùa. Mỗi một cánh cổng là một ý niệm trong Phật giáo gồm hữu quan, không quan, trung quan, thể hiện cái sắc (giả), cái không (vô thường) và sự trung hòa của cả hai thứ trên. 

Ở chùa Tam Chúc, bạn sẽ đi qua hai cổng Tam Quan. Đó là các cổng: 

  • Cổng Tam Quan ngoại: là nơi đón tiếp các tăng ni, phật tử và du khách thập phương đến tham quan. Cổng được xây dựng kiên cố và khắc hoa văn độc đáo.
  • Cổng Tam Quan nội: Sau khi khách đi thuyền trên hồ Lục Nhạc, tiếp tục đi thẳng trục thần đạo để ghé vào khu Tâm linh. Cổng Tam Quan nội chắc chắn sẽ khiến bạn choáng ngợp bởi kết cấu khung cột, mái cong được làm bằng bê tông cốt thép. 
Cổng Tam Quan - cổng chính dẫn vào chùa Tam Chúc
Cổng Tam Quan – cổng chính dẫn vào chùa Tam Chúc

Nhà khách Thủy Đình 

Nhà khách Thủy Đình là điểm tham quan đầu tiên trong chuyến ghé thăm chùa Tam Chúc. Nơi này là một tòa nhà rộng lớn. Bên trong Thủy Đình, nội thất được sắp xếp gọn nghẽ, trang nghiêm. Xung quanh nhà khách có cái bức tranh bằng đèn led. Khách du lịch có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu du lịch Tam Chúc tại nhà khách Thủy Đình. 

Bên trong nhà khách Thủy Đình
Bên trong nhà khách Thủy Đình

Xem thêm: 

Vườn cột kính 

Có lẽ Vườn Cột kính là công trình kiến trúc độc nhất vô nhị tại Việt Nam. Vườn Cột kính được xây dựng với 1000 cột đá, hiện nay đã hoàn thiện 32 cột đá. Mỗi cột cao 13,5m, nặng 200 tấn. Chân cột được thiết kế hình đài sen, thân cột hình lục giác, đỉnh cột là nụ sen. Trên mỗi chiếc cột, người nghệ nhân khắc các bài kinh Phật để nhắc nhở người đời sống tốt đời đẹp đạo đồng thời cho quốc thái dân an, cuộc sống ấm no. Vườn Cột kính thu hút rất đông khách du khách, Phật tử đến chiêm bái và cầu tự cũng như ngắm nhìn khung cảnh mang tính giá trị nghệ thuật cao này. 

Vườn cột kính chùa Tam Chúc
Vườn cột kính chùa Tam Chúc

Tam Điện chùa Tam Chúc 

Đúng như tên gọi, Tam Điện gồm 3 điện thờ chính: Điện Tam Thế, điện Pháp Chủ và Điện Quan Âm. Ở cả 3 điện đều có 4 bức tượng phù điêu được tạc thủ công bằng đá thu thập từ miệng núi lửa ở Indonexia. 

  • Điện Quan Âm: nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Pho tượng Bồ Tát được tạc bằng đồng nguyên khối nặng 100 tấn do những nghệ nhân Việt chế tác. Bên cạnh đó, khi đến đây, Phật tử còn được ngắm nhìn 8500 bức tranh nói về các câu chuyện liên quan đến Đức phật để thấy được tấm lòng từ bi, đức độ của ngài. 
  • Điện Pháp Chủ: nơi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni. Chính giữa điện đặt pho tượng bằng đồng nguyên khối. Đặc biệt, trong điện còn trưng bày 10.000 bức tranh tái hiện cuộc đời Đức phật Thích Ca Mâu Ni từ khi ngài Đản sinh, Thành Đạo, Thuyết Pháp tới cõi Niết Bàn. Ngoài ra, 4 bức tường trong điện được lấp kín bằng 4 bức phù điêu khổng lồ nói về các giai đoạn bước ngoặt của cuộc đời Phật. Đến đây để cầu tự và ngắm nhìn toàn cảnh điện Pháp chủ, du khách sẽ cảm nhận được những điều linh thiêng mà Đức Phật đã ban phát. 
  • Điện Tam Thế: nơi thờ ba pho tượng lớn bằng đồng đen. Mỗi ngài tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và vị lai. Điện có kiến trúc đồ sộ cùng chiều cao 39m, diện tích sàn 5400m2, diện tích tầng hầm 2200m2, đây có thể được coi là tòa lớn nhất trong Tam điện. Trên tường của điện Tam Thế là bức phù điêu được tạc tỉ mỉ, cẩn thận thể hiện hình ảnh của cõi Niết Bàn – nơi linh hồn được giải phóng khỏi vòng luân hồi, cái chết và tái sinh. 
Bên ngoài Điện Tam Thế
Bên ngoài Điện Tam Thế

Đình Tam Chúc 

Đây là nơi thờ phụng vua Đinh Tiên Hoàng, Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt và lưu giữ những dấu tích cổ từ thời vua Đinh.  Đây là một công trình kiến trúc được phục dựng giữa lòng hồ Tam Chúc mang vẻ đẹp tựa như chốn bồng lai tiên cảnh. Đặc biệt, ở mặt hồ có 6 quả núi nhỏ nhô lên. Cứ hễ mùa hoa sen nở rộ, khung cảnh mặt hồ ở khu vực Tam Chúc đẹp mê mẩn lòng người. 

Đình Tam Chúc tựa như chốn bồng lai tiên cảnh
Đình Tam Chúc tựa như chốn bồng lai tiên cảnh

Chùa Ngọc 

Chùa Ngọc được chế tác hoàn toàn bằng các phiến đá đỏ granit. Chúng được lắp ghép mà không cần đến sự hỗ trợ nào từ keo, xi măng hay các chất kết dính khác. 

Tháp Ngọc chùa Tam Chúc được ví như một “Đàn tế Trời” bởi bạn phải đi từ cổng Tam Quan sau đó phải leo bộ một quãng đường xa. Chùa Ngọc thờ tượng A Di Đà Phật được làm bằng đá hồng ngọc nhập khẩu nguyên khối từ Myanmar. Chùa Ngọc ngự trị trên đỉnh núi thiêng khiến cho nơi đây có một linh khí thiêng liêng, thu hút rất đông Phật tử đến đây để chiêm bái và cầu tự. 

Chùa Ngọc được ví như "Đàn Tế Trời"
Chùa Ngọc được ví như “Đàn Tế Trời”

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc 

Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc “chùa Tam Chúc ở đâu”, trong bài viết này, Kavo Travel cũng giúp bạn “note’ lại một số kinh nghiệm khi đi chùa chiền nói chung và chùa Tam Chúc nói riêng. Cùng đọc tiếp nhé. 

  • Chùa là nơi linh thiêng, vậy nên bạn hãy đến chùa với một thái độ tự nguyện. Tâm tịnh, lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng. Ăn mặc kín đáo để phù hợp với sự thanh tịnh trong chùa. 
  • Với diện tích hơn 51000 ha, quần thể di tích chùa Tam Chúc vô cùng lớn vậy nên bạn có thể tham khảo bản đồ chùa kỹ lưỡng tránh gây mất thời gian do đi nhầm đường, đi lạc đường. 
  • Nếu bạn đi chùa Tam Chúc đúng mùa lễ hội thì nên di chuyển bằng xe ôm. Bởi nếu sử dụng xe điện hoặc thuyền sẽ phải xếp hàng đợi rất lâu. 
  • Với khách thập phương và các Phật tử khi vào chùa, điện, đình hãy bước vào từ cửa từ cửa bên. Không dẫm lên bậu cửa, bắt buộc phải bước qua bậu cửa. 
  • Chỉ cần thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài , không tùy tiện thắp hương hay rải tiền lẻ trong chùa bởi sẽ ảnh hưởng đến tượng Phật. 
  • Đi giày thấp hoặc giày thể thao để tiện cho việc đi lại tham quan 
  • Quang cảnh chùa Tam Chúc rất đẹp nhưng bạn chỉ được chụp ảnh phía bên ngoài chùa thôi nhé.
Chùa Tam Chúc bên hồ
Chùa Tam Chúc bên hồ

Có thể nói, chùa Tam Chúc là một điểm đến phù hợp cho du khách dịp đầu năm mới, vừa để các Phật tử thành kính cầu nguyện, vừa có thể tham quan các công trình kiến trúc độc đáo, ấn tượng của ngôi chùa lớn nhất thế giới này. Qua bài viết, ngoài việc được biết chính xác chùa Tam Chúc ở đâu, bạn còn có thể biết thêm nhiều thông tin hữu ích về chùa. Bạn đừng quên lựa chọn Kavo Travel cho chuyến hành trình du xuân chùa Tam Chúc nhé. 

Nội dung liên quan